Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Tin tức

Một xe chở cát khối lượng m1 = 390 kg chuyển động theo phương ngang với vận tốc v1 = 8 m/s. Tìm vận tốc xe sau khi hòn đá cắm vào trong trường hợp hòn đá bay ngang, ngược chiều xe.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một xe chở cát khối lượng m1 = 390 kg chuyển động theo phương ngang với vận lốc v1 = 8 m/s; hòn đá có khối lượng m = 10 kg bay đến cắm vào cát. Tìm vận tốc xe sau khi hòn đá cắm vào trong trường hợp hòn đá bay ngang, ngược chiều xe với vận tốc v2 = 12 m/s.

Một quả bóng khối lượng 250 g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ v1 = 4,5 m/s và vật ngược trở lại với tốc độ v2 = 3,5 m/s. Động lượng của vật đã thay đổi một lượng bao nhiêu?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một quả bóng khối lượng 250 g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ v1 = 4,5 m/s và bật ngược trở lại với tốc độ v2 = 3,5 m/s. Động lượng của vật đã thay đổi một lượng bao nhiêu?

Tìm tổng động lượng của hệ 2 vật có khối lượng bằng nhau, m1 = m2 = 1 kg. Vận tốc của vật 1 có độ lớn v1 = 1 m/s và có hướng không đổi, vận tốc của vật 2 có độ lớn v2 = 2 m/s.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Tìm tổng động lượng (hướng và độ lớn) của hệ 2 vật có khối lượng bằng nhau, m1 = m2 = 1 kg. Vận tốc của vật 1 có độ lớn v1 = 1 m/s và có hướng không đổi, vận tốc của vật 2 có độ lớn v2 = 2 m/s và
a) cùng hướng với v1.          

b) cùng phương, ngược chiều với v1.
c) có hướng nghiêng 600 so với v1.

Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 60 km/h và một xe tải có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với tốc độ 10 m/s. Tính tỉ số độ lớn động lượng của hai xe.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 60 km/h và một xe tải có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với tốc độ 10 m/s. Tính tỉ số độ lớn động lượng của hai xe.

Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s trên mặt phẳng nằm ngang. Tính tổng động lượng của hệ trong các trường hợp.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s trên mặt phẳng nằm ngang. Tính tổng động lượng (phương, chiều, độ lớn) của hệ trong các trường hợp:
a) v1 và v2 cùng hướng.                     b) v1 và v2 cùng phương, ngược chiều.
c) v1 vuông góc v2.                            d) v1 hợp với v2 góc 120°

Một vật khối lượng m = 5 kg gắn vào đầu lò xo nhẹ có độ cứng k = 200 N/m. Kéo vật để lò co dãn ra thêm 20 m so với chiều dài tự nhiên rồi thả nhẹ. Tại vị trí nào vận tốc của vật có độ lớn cực đại?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vật khối lượng m = 5 kg gắn vào đầu lò xo nhẹ có độ cứng k = 200 N/m. Đầu kia của lò xo giữ cố định, vật có thể chuyển động không ma sát trên mặt phẳng ngang. Kéo vật để lò xo dãn ra thêm 20 m so với chiều dài tự nhiên rồi thả nhẹ.
a) Tại vị trí nào vận tốc của vật có độ lớn cực đại? Tính độ lớn của vận tốc này.
b) Tại vị trí nào thì động năng của vật bằng thế năng đàn hồi của nó? Tính độ lớn của vận tốc khi đó.
c) Vật m dừng lại khi lò xo bị nén một đoạn bằng bao nhiêu?

Một vật nặng M được buộc vào đầu một thanh nhẹ có chiều dài l = 1 m, thanh có thể quay quanh một đầu qua điểm A. Phải cung cấp cho M một vận tốc theo phương ngang có giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vật nặng M được buộc vào đầu một thanh nhẹ có chiều dài l = 1 m, thanh có thể quay quanh một đầu qua điểm A. Lúc đầu M ở vị trí thấp nhất tại B. Lấy g = 10 m/s2.
a) Phải cung cấp cho M một vận tốc theo phương ngang có giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu để M lên được vị trí cao nhất?
b) Nếu cung cấp cho M một vận tốc 5 m/s thì thanh sẽ chuyển động lên được vị trí cao nhất hợp với
phương thẳng đứng ban đầu một góc bao nhiêu?

Một con lắc đơn có chiều dài l = 1 m. Kéo cho dây hợp với đường thẳng đứng góc 45 rồi thả ra. Tìm vận tốc con lắc khi nó đi qua: Vị trí ứng với góc 30. Vị trí cân bằng,

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một con lắc đơn có chiều dài l = 1 m. Kéo cho dây hợp với đường thẳng đứng góc α = 450 rồi thả ra. Lấy g = 9,8 m/s2. Tìm vận tốc con lắc khi nó đi qua:
a) Vị trí ứng với góc 300.
b) Vị trí cân bằng.

Một viên bi khối lượng 1 kg được thả lăn từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 20 cm, ma sát trên mặt phẳng nghiêng không đáng kể. Tính vận tốc viên bi ở chân dốc.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một viên bi khối lượng 1 kg được thả lăn từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 20 cm, ma sát trên mặt phẳng nghiêng không đáng kể. Áp dụng ĐLBT cơ năng, tìm vận tốc viên bi ở chân dốc.

Một viên bi nhỏ được thả lăn từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10 m và có góc nghiêng 30 so với phương ngang. Tính vận tốc viên bi khi nó lăn đến chân dốc.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một viên bi nhỏ được thả lăn từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10 m và có góc nghiêng 300 so với phương ngang. Mặt phẳng nghiêng rất nhẵn, coi như không có ma sát. Tính vận tốc viên bi khi nó lăn đến chân dốc. Lấy g = 10 m/s2.

Biến số được xem nhiều

Tin tức mới

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tin tức thú vị