Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Tin tức

Một quả bóng nặng 10 g được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 36 km/h từ độ cao 5 m. Tính cơ năng của quả bóng. Tính vận tốc bóng khi chạm đất. Ở độ cao nào thì động năng quả bóng lớn gấp 3 lần thế năng?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một quả bóng nặng 10 g được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 36 km/h từ độ cao 5 m. Bỏ qua ma sát với không khí. Lấy g = 10 m/s2, gốc thế năng tại mặt đất.
a) Tính cơ năng của quả bóng. 
b) Tính vận tốc bóng khi chạm đất. 
c) Ở độ cao nào thì động năng quả bóng lớn gấp 3 lần thế năng? 

Từ mặt đất người ta ném một hòn đá thẳng đứng lên cao với vận tốc 20 m/s. Tìm độ cao cực đại mà vật đạt được. Ở độ cao nào thì thế năng bằng 1/3 động năng?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Từ mặt đất người ta ném một hòn đá thẳng đứng lên cao với vận tốc 20 m/s. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2.
a) Tìm độ cao cực đại mà vật đạt được.
b) Ở độ cao nào thì thế năng bằng 1/3 động năng? Tìm vận tốc vật tại đó. (Lấy gốc thế năng tại mặt đất).

Một hòn bi khối lượng 20 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4 m/s từ độ cao 1,6 m. Tính trong hệ qui chiếu các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một hòn bi khối lượng 20 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4 m/s từ độ cao 1,6 m so với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2
a) Tính trong hệ qui chiếu mặt đất các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném.
b) Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được.

Từ điểm M có độ cao 0,8 m so với mặt đất, ném lên một vật nhỏ với vận tốc ban đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật là 0,5 kg. Tính cơ năng của vật lúc bắt đầu ném.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Từ điểm M có độ cao 0,8 m so với mặt đất, ném lên một vật nhỏ với vận tốc ban đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật là 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2.
a) Tính cơ năng của vật lúc bắt đầu ném. Lấy gốc thế năng tại mặt đất.
b) Tính vận tốc vật khi nó rơi đến đất.

Một viên đá nặng 100 g được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc 10 m/s từ mặt đất. Tìm độ cao cực đại mà viên đá đạt tới. Ở độ cao nào thì thế năng của viên đá bằng động năng của nó?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một viên đá nặng 100 g được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc 10 m/s từ mặt đất. Lấy gốc thế năng tại mặt đất, g = 10 m/s2.
a) Tính cơ năng của viên đá.
b) Tìm độ cao cực đại mà viên đá đạt tới.
c) Ở độ cao nào thì thế năng của viên đá bằng động năng của nó?

Một vật khối lượng 1 kg được thả rơi tự do từ độ cao 20 m tại nơi có g = 10 m/s2. Dùng kiến thức về sự rơi tự do, hãy tính vận tốc của vật lúc chạm đất.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vật khối lượng 1 kg được thả rơi tự do từ độ cao 20 m tại nơi có g = 10 m/s2.
a) Dùng kiến thức về sự rơi tự do, hãy tính vận tốc của vật lúc chạm đất.
b) Tính cơ năng của vật lúc bắt đầu thả và cơ năng của vật lúc chạm đất. So sánh cơ năng ở hai vị trí này.
c) Tính vận tốc vật tại độ cao 10 m bằng phương pháp sử dụng định luật bảo toàn cơ năng.

Quả cầu nhỏ m treo ở đầu một sợi dây dài 50 cm, đầu trên của dây cố định. Tính độ cao cực đại mà vật m đạt được. Tính góc lệch lớn nhất của dây treo hợp với phương thẳng đứng.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Quả cầu nhỏ m treo ở đầu một sợi dây dài 50 cm, đầu trên của dây cố định. Vật m đang đứng yên thì được cung cấp vận tốc v = 2 m/s theo phương ngang. Lấy g = 10 m/s2.
a/ Tính độ cao cực đại mà vật m đạt được.
b/ Tính góc lệch lớn nhất của dây treo hợp với phương thẳng đứng.

Một vật có khối lượng m trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10 m. Hãy tính vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng trong hai trường hợp.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vật có khối lượng m trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10 m, nghiêng một góc 30° so với mặt phẳng nằm ngang. Lấy g = 10 m/s2. Hãy tính vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng trong hai trường hợp:
a/ Vật trượt không ma sát.
b/ Vật trượt có ma sát với hệ số ma sát là 0,1.

Một quả cầu m được cung cấp với vận tốc bằng 8 m/s tại chân dốc để đi lên một dốc nghiêng dài, có góc nghiêng 30 độ. Hãy xác định vị trí cao nhất mà vật có thể đạt được.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một quả cầu m được cung cấp với vận tốc bằng 8 m/s tại chân dốc để đi lên một dốc nghiêng dài, có góc nghiêng 300 so với mặt phẳng ngang. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10 m/s2.
a/ Hãy xác định vị trí cao nhất mà vật có thể đạt được.
b/ Tính quãng đường dài nhất mà vật đi được trên dốc.

Một vật m trượt không ma sát, không vận tốc đầu từ đỉnh một dốc nghiêng dài 17,3 m và nghiêng góc 60 so với phương ngang. Tính tốc độ của vật khi trượt hết dốc.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vật m trượt không ma sát, không vận tốc đầu từ đỉnh một dốc nghiêng dài 17,3 m và nghiêng góc 600 so với phương ngang. Tính tốc độ của vật khi trượt hết dốc. Lấy g =10 m/s2.

Tin tức mới

Hằng số được xem nhiều

Hằng số Rydberg

1 thg 11, 2021

null

Áp suất khí quyển

2 thg 11, 2021

P0

Bán kính Bohr

2 thg 11, 2021

a0

Cường độ âm chuẩn

3 thg 11, 2021

I0

Khối lượng riêng của một số chất

3 thg 11, 2021

D

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tin tức thú vị