Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Tin tức

Xương của một bộ phận cơ thể, có nhiều hình dạng với các vai trò khác nhau. Hãy tính độ nén của mỗi xương đùi khi mang trên vai một vật nặng có khối lượng 20 kg.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Xương của một bộ phận cơ thể, có nhiều hình dạng với các vai trò khác nhau như: hỗ trợ cấu trúc cơ thể, bảo vệ các cơ quan quan trọng cho phép cơ thể di chuyển. Ngoài ra, xương còn là một bộ phận có tính đàn hồi. Xem xương đùi của người tương đương với một lò xo có độ cứng 1.1010 N/m. Hãy tính độ nén của mỗi xương đùi khi mang trên vai một vật nặng có khối lượng 20 kg. Giả sử toàn bộ trọng lực của vật nặng được phân bố đều cho hai chân và ban đầu xương đùi chưa bị nén.

Một học sinh thực hiện thí nghiệm đo độ cứng của một lò xo bằng cách treo một đầu của lò xo thẳng đúng vào một điểm cố định. Hãy điền các chỗ trống trong bảng. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ dãn lò xo.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một học sinh thực hiện thí nghiệm đo độ cứng của một lò xo bằng cách treo một đầu của một lò xo thẳng đứng vào một điểm cố định, đầu kia của lò xo được buộc lần lượt vào nhiều vật có trọng lượng khác nhau. Học sinh này đo được các chiều dài của lò xo như trong bảng.

Trọng lượng (N)

Chiều dài (mm)

Độ dãn (mm)

0

50

0

0,2

54

4

0,3

56

--

0,5

--

10

0,8

66

--

a) Hãy điền các chỗ trống trong bảng.
b) Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ dãn lò xo theo lực tác dụng vào lò xo. Tính độ cứng của lò xo dùng trong thí nghiệm.

Gắn chặt một vật nặng lên một lò xo thẳng đứng như Hình 22.7 ép lò xo nén xuống một đoạn và thả đột ngột để vật chuyển động thẳng đứng. Mô tả chuyển động của vật ngay sau khi thả.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Gắn chặt một vật nặng lên một lò xo thẳng đứng như Hình 22.7 ép lò xo nén xuống một đoạn và thả đột ngột để vật chuyển động thẳng đứng. Mô tả chuyển động của vật ngay sau khi thả.

Hai lò xo có chiều dài tự nhiên như nhau được treo thẳng đứng. Lần lượt treo vào đầu còn lại của hai lò xo các vật có khối lượng 2 kg và 4 kg. So sánh độ cứng của hai lò xo.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hai lò xo có chiều dài tự nhiên như nhau được treo thẳng đứng. Lần lượt treo vào đầu còn lại của hai lò xo các vật có khối lượng 2 kg và 4 kg (Hình 22.4) thì hai lò xo dãn ra và vẫn có chiều dài bằng nhau. So sánh độ cứng của hai lò xo.

Giải thích tại sao một số giày được thiết kế với một lò xo rất nhỏ nằm dưới đế (Hình 22P.2).

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Giải thích tại sao một số giày được thiết kế với một lò xo rất nhỏ nằm dưới đế (Hình 22P.2).

Hai vật có cùng khối lượng treo vào hai lò xo làm bằng hai vật liệu khác nhau và có chiều dài tự nhiên giống nhau thì lò xo dãn như Hình 22P.1. Lò xo nào có độ cứng lớn hơn? Giải thích.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hai vật có cùng khối lượng treo vào hai lò xo làm bằng hai vật liệu khác nhau và có chiều dài tự nhiên giống nhau thì lò xo bị dãn như Hình 22P.1. Lò xo nào có độ cứng lớn hơn? Giải thích.

Trong những vật sau đây: một viên đất sét, dây cung, một cây bút bi vỏ gỗ, một ly thuỷ tinh. Những vật nào không có tính chất đàn hồi? Tại sao?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Trong những vật sau đây: một viên đất sét, dây cung, một cây bút chì vỏ gỗ, một ly thuỷ tỉnh. Những vật nào không có tính chất đàn hồi? Tại sao?

Một vệ tinh địa tĩnh (là vệ tinh có vị trí tương đối không đổi đối với một vị trí trên Trái Đất) chuyển động quanh Trái Đất với lực hướng tâm là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh. Tính bán kính quỹ đạo của vệ tinh.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vệ tinh địa tĩnh (là vệ tinh có vị trí tương đối không đổi đối với một vị trí trên Trái Đất) chuyển động quanh Trái Đất với lực hướng tâm là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh (công thức được cho trong Bài 21.2). Biết gia tốc trọng trường tại mặt đất được tính theo biểu thức: g = GMR2 với G = 6,67.10-11 N.m2/kg2 là hằng số hấp dẫn, M và R lần lượt là khối lượng và bán kính Trái Đất. Lấy gia tốc trọng trường tại mặt đất bằng 9,8 m/s2 và bán kính Trái Đất khoảng 6,4.106 m. Tính:


a) Bán kính quỹ đạo của vệ tinh.                                             b) Tốc độ của vệ tinh trên quỹ dạo.

Một chiếc xe đua có khối lượng 800 kg chạy với tốc độ lớn nhất theo đường tròn nằm ngang có bán kính 80 m. Tính gia tốc hướng tâm của xe, hệ số ma sát nghỉ giữa các bánh xe và mặt đường.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một chiếc xe đua có khối lượng 800 kg chạy với tốc độ lớn nhất (mà không bị trượt) theo đường tròn nằm ngang có bán kính 80 m (Hình 21.3) được một vòng sau khoảng thời gian 28,4 s. Tính:


a) Gia tốc hướng tâm của xe.
b) Hệ số ma sát nghỉ giữa các bánh xe và mặt đường. Lấy g = 9,8 m/s2.

Một vật nặng có khối lượng bằng 5 kg được buộc vào một dây dài 0,8 m và thả cho chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng. Tính gia tốc hướng tâm và lực căng dây khi vật đi qua vị trí cân bằng O.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vật nặng có khối lượng bằng 5 kg được buộc vào một dây dài 0,8 m và thả cho chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng như Hình 21.2. Khi qua vị trí cân bằng O, vật có tốc độ 2,8 m/s. Tính gia tốc hướng tâm và lực căng dây khi vật đi qua vị trí cân bằng O. Lấy g = 9,8 m/s2.

Biến số được xem nhiều

Tin tức mới

Hằng số được xem nhiều

Hằng số Plank

1 thg 11, 2021

h

Hằng số Rydberg

1 thg 11, 2021

null

Áp suất khí quyển

2 thg 11, 2021

P0

Bán kính Bohr

2 thg 11, 2021

a0

Cường độ âm chuẩn

3 thg 11, 2021

I0

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tin tức thú vị