Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Tin tức

Một người dùng búa để nhổ đỉnh như hình 2.22. Biểu diễn các lực tác dụng lên búa. Chỉ ra điểm tựa mà búa có thể quay xung quanh điểm đó khi nhổ đinh.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một người dùng búa để nhổ đỉnh như hình 2.22. 


a) Biểu diễn các lực tác dụng lên búa.
b) Chỉ ra điểm tựa mà búa có thể quay xung quanh điểm đó khi nhổ đinh.
c) Biết lực cản của gỗ lên đỉnh là 1 000 N. 
d) Xác định độ lớn tối thiểu của lực mà người đó cần tác dụng để nhổ được đinh.

Một thanh cứng đồng chất chịu tác dụng của bốn lực như hình 2.21. Thanh có thể quay quanh trục tại P. Tác dụng làm quay của mỗi lực theo chiều nào?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một thanh cứng đồng chất chịu tác dụng của bốn lực như hình 2.21.
 
Thanh có thể quay quanh trục tại P. Với mỗi lực, hãy xác định:
a) Mômen của lực đó đối với trục quay tại P.
b) Tác dụng làm quay của mỗi lực theo chiều nào?

Một xe đẩy chở đất như trong hình 2.20. Xét với trục quay là trục bánh xe. Tính mômen lực gây ra bởi trọng lực P = 400 N tác dụng lên đất trong xe.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một xe đẩy chở đất như trong hình 2.20. Xét với trục quay là trục bánh xe, hãy: 


a) Tính mômen lực gây ra bởi trọng lực P = 400 N tác dụng lên đất trong xe. Mômen lực này có tác dụng làm quay theo chiều nào? 
b) Tính độ lớn F2 của lực do tay người tác dụng lên càng xe đề tạo ra mômen lực bằng với mômen của trọng lực. Mômen lực của F2 có tác dụng làm xe quay theo chiều nào?

Một đĩa tròn phẳng, mỏng, đồng chất, bán kính R sẽ có điểm đặt của trọng lực tại tâm của đĩa. Hỏi khi khoét một lỗ tròn bán kính R/2 (hình 2.19) thì trọng tâm của đĩa sẽ ở vị trí nào?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một đĩa tròn phẳng, mỏng, đồng chất, bán kính R sẽ có điểm đặt của trọng lực tại tâm của đĩa. Hỏi khi khoét một lỗ tròn bán kính R/2 (hình 2.19) thì trọng tâm của đĩa sẽ ở vị trí nào? 

Hai thanh dầm thép đồng chất, có trọng tâm tại A và B, đặt chồng lên nhau như hình 2.18. Xác định hợp lực của các trọng lực tác dụng lên hai thanh dầm.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hai thanh dầm thép đồng chất, có trọng tâm tại A và B, đặt chồng lên nhau như hình 2.18. Thanh dài hơn có trọng lượng 10 kN.


a) Xác định hợp lực (độ lớn P và giá) của các trọng lực tác dụng lên hai thanh dầm. 
b) Hai thanh dầm được đặt lên các cột đỡ tại O1O2. Để hệ đứng yên thì hợp lực F của các lực đỡ bởi hai cột phải cân bằng với hợp lực P xác định ở câu a. Hỏi mỗi cột đỡ chịu một lực bằng bao nhiêu?

Cặp lực nào trong hình 2.17 là ngẫu lực?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Cặp lực nào trong hình 2.17 là ngẫu lực?
 
A. Hình a)             B. Hình b)               C. Hình c)             D. Hình d)

Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng của lực F. Tình huống nào sau đây, lực F sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng của lực F. Tình huống nào sau đây, lực F sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật?
A. Giá của lực F không đi qua trục quay.
B. Giá của lực F song song với trục quay.
C. Giá của lực F đi qua trục quay.
D. Giá của lực F có phương bất kì.

Một thanh đồng chất tì lên giá đỡ tại O và được giữ nằm cân bằng với lực đặt tại A và B. Vì thanh cân bằng nên hai lực A và B sẽ cho hợp lực đặt tại O. Độ lớn lực tại B là bao nhiêu?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một thanh đồng chất tì lên giá đỡ tại O và được giữ nằm cân bằng với lực đặt tại A và B như hình 2.16. Vì thanh cân bằng nên hai lực tại A và B sẽ cho hợp lực đặt tại O. Độ lớn của lực tại B là 


A. X = 11 N. 
B. X = 36 N.
C. X = 47 N.
D. Không xác định được vì thiếu thông tin.

Một học sinh kiểm tra lại quy tắc tổng hợp lực đồng quy bằng cách bố trí thí nghiệm với các quả cân, ròng rọc, dây nối và một vòng nhựa mảnh. Giải thích tại sao khi vừa thả ra thì vòng chuyển động thẳng đứng.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một học sinh kiểm tra lại quy tắc tổng hợp lực đồng quy bằng cách bố trí thí nghiệm với các quả cân, ròng rọc, dây nối và một vòng nhựa mảnh, nhẹ. Lúc đầu vòng được giữ như hình 2.15. 


a) Giải thích tại sao khi vừa thả ra thì vòng chuyển động thẳng đứng xuống dưới.
b) Học sinh này đổi các quả cân có trọng lượng P vào dây treo 6 N thì hệ thống cân bằng khi thả ra. Tính P.
c) Thực hiện lại thí nghiệm trên để kiểm tra. 

Hình 2.14 biểu diễn các lực tác dụng lên một vận động viên trượt tuyết khi đang tăng tốc xuống dốc. Gọi tên các lực tác dụng lên vận động viên. Tính thành phần theo phương mặt dốc.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hình 2.14 biểu diễn các lực tác dụng lên một vận động viên trượt tuyết khi đang tăng tốc xuống dốc. 


a) Gọi tên các lực tác dụng lên vận động viên và có độ lớn được cho trên hình 2.14.
b) Tính thành phần theo phương mặt dốc của trọng lực tác dụng lên vận động viên.
c) Tính hợp lực theo phương mặt dốc tác dụng lên vận động viên và giải thích tại sao người đó đang xuống dốc nhanh dần. 
d) Giải thích tại sao phản lực của mặt đất lên vận động viên không giúp tăng tốc của chuyển động.
e) Chứng tỏ rằng thành phần theo phương vuông góc với mặt dốc của trọng lực bằng phản lực của mặt đất lên vận động viên.

Tin tức mới

Hằng số được xem nhiều

Điện tích điện tử

1 thg 11, 2021

qe

Khối lượng điện tử

1 thg 11, 2021

me

Điện tích proton

1 thg 11, 2021

qp

Khối lượng proton

1 thg 11, 2021

mp

Khối lượng nơtron

1 thg 11, 2021

mn

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tin tức thú vị