Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Tin tức

Một bình chữ U chứa các chất lỏng A và B không hoà tan, không phản ứng với nhau sẽ có trạng thái ổn định. Nhận xét về áp suất tại các điểm thuộc hai nhánh ống.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một bình chữ U chứa các chất lỏng A và B không hoà tan, không phản ứng với nhau sẽ có trạng thái ổn định như hình 2.9. Thước đo gắn với bình có đơn vị đo là cm. 


a) Nhận xét về áp suất tại các điểm thuộc hai nhánh ống nhưng đều ở mực chất lỏng L?
b) So sánh khối lượng riêng của hai chất lỏng A và B. 

Một khối lập phương có cạnh 0,20 m nổi trên mặt nước như hình 2.8, phần chìm dưới nước cao 0,15. Tính chênh lệch áp suất tác dụng lên mặt đáy và mặt bên.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một khối lập phương có cạnh 0,20 m nổi trên mặt nước như hình 2.8, phần chìm dưới nước cao 0,15 m. Khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3


a) Tính chênh lệch áp suất tác dụng lên mặt đáy và mặt trên của khối lập phương. 
b) Tính lực đẩy lên khối lập phương do chênh lệch áp suất này gây ra. Lực này chính là lực đẩy Archimedes của nước lên khối lập phương. Cách tính lực đẩy của nước lên khối lập phương có gì khác nếu cả khối nằm trong nước?
c) Giải thích tại sao nếu khối lập phương là vật đặc đồng chất thì có thể xác định được chất liệu của nó qua thí nghiệm này.

Vì sao càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Vì sao càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm?

Đáy một tàu thuỷ bị thủng ở độ sâu 1,2 m. Người ta tạm sửa bằng cách đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Lực tối thiểu bằng bao nhiêu để được giữ miếng vá?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Đáy một tàu thuỷ bị thủng ở độ sâu 1,2 m. Người ta tạm sửa bằng cách đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Biết lỗ thủng rộng 200 cm2 và khối lượng riêng của nước là p = 1 000 kg/m3. Lực tối thiểu bằng bao nhiêu để được giữ miếng vá? Lấy g = 10 m/s2.

Một chiếc ghế trọng lượng 80 N có bốn chân, diện tích mỗi chân 10 cm^2. Tính áp suất do ghế tác dụng lên sàn.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một chiếc ghế trọng lượng 80 N có bốn chân, diện tích mỗi chân 10 cm2. Tính áp suất do ghế tác dụng lên sàn.

Khối lượng riêng của thép là 7 850 kg/m^3. Một quả cầu thép bán kính 0,150 m có khối lượng 80,90 kg. Chứng tỏ rằng quả cầu này rỗng và tính thể tích phần rỗng.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Khối lượng riêng của thép là 7 850 kg/m3. Một quả cầu thép bán kính 0,150 m có khối lượng 80,90 kg. Cho biết công thức tính thể tích của khối cầu là V = 43πr3. Chứng tỏ rằng quả cầu này rỗng và tính thể tích phần rỗng.

Ba quả cầu bằng thép được nhúng vào trong nước như hình 2.7. Nhận xét nào sau đây là đúng về áp suất của nước lên các quả cầu?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Ba quả cầu bằng thép được nhúng vào trong nước như hình 2.7. Nhận xét nào sau đây là đúng về áp suât của nước lên các quả cầu?


A. Áp suất lên quả 2 là lớn nhất vì có thể tích lớn nhất.
B. Áp suất lên quả 1 là lớn nhất vì có thể tích nhỏ nhất.
C. Áp suất lên quả 3 là lớn nhất vì sâu nhất. 
D. Áp suất lên ba quả như nhau vì cùng bằng thép và cùng ở trong nước.

Do có khối lượng riêng khoảng 1,29 kg/m3 nên trọng lượng của không khí gây ra áp suất 101 kPa. Bề dày của khí quyển Trái Đất được ước lượng bằng bao nhiêu?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Do có khối lượng riêng khoảng 1,29 kg/m3 nên trọng lượng của không khí gây ra áp suất lên mặt nước biển vào khoảng 101 kPa. Bề dày của khí quyển Trái Đất được ước lượng bằng
A. 7,83 m.          B. 7,83 km.         C. 78,3 m.          D. 78,3 km.

Ta thường nói bông nhẹ hơn sắt. Cách giải thích nào sau đây không đúng?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Ta thường nói bông nhẹ hơn sắt. Cách giải thích nào sau đây không đúng?
A. Trọng lực tác dụng lên sắt lớn hơn.
B. Khối lượng riêng của bông nhỏ hơn.
C. Mật độ phân tử của sắt lớn hơn mật độ phân tử của bông.
D. Khối lượng của sắt lớn hơn khối lượng của phần bông có cùng thể tích.

Một sợi dây nhẹ, không giãn được vắt qua ròng rọc và treo các vật có khối lượng ở hai đầu dây thì bất kì sự khác biệt nào về khối lượng ở hai đầu dây sẽ làm cho hệ thống tăng lên.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một sợi dây nhẹ, không giãn được vắt qua ròng rọc và treo các vật có khối lượng ở hai đầu dây thì bất kì sự khác biệt nào về khối lượng ở hai đầu dây sẽ làm cho hệ thống tăng tốc. Để kiểm tra giả thiết này, một nhóm học sinh đã thực hiện thí nghiệm khảo sát như sau:
-  Bố trí thiết bị thí nghiệm như hình 2.6. Ở mỗi vị trí M và N, móc kẹp kẹp 10 miếng thép, mỗi miếng thép có khối lượng 50 g.


- Lần lượt chuyển các miếng thép được kẹp ở M đến kẹp tại N. Nâng N lên cho đến khi M vừa chạm sàn thì thả N ra và đo thời gian t để N chạm sàn. Gửi lại thời gian t và sự khác biệt n giữa số lượng miếng thép ở M và ở N theo mẫu sau:

h = ................ (m)

n (miếng)

t (s)

a (m/s2)

lần 1

lần 2

lần 3

Trung bình

2

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

a) So sánh gia tốc của M và của N. Nêu cách tính gia tốc a trong bảng ghi kết quả ở trên.
b) Một bạn học sinh nhận xét rằng dù độ chênh lệch khối lượng giữa N và M được thay đổi khi làm thí nghiệm nhưng tổng khối lượng được buộc vào dây không đổi. Vì thế, chênh lệch trọng lượng giữa N và M là độ lớn lực tác dụng lên cả hệ 20 miếng thép và gây ra gia tốc a nên a tỉ lệ thuận với n. Hãy áp dụng biểu thức định luật II Newton lần lượt cho khối lượng treo tại N và tại M để chứng tỏ:

a = (mN - mM)gmN + mM

với g là gia tốc rơi tự do và bỏ qua ma sát.
c) Thực hiện thí nghiệm để kiểm tra lại kết quả trên.

Tin tức mới

Hằng số được xem nhiều

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tin tức thú vị