Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Tin tức

Nêu đối tượng nghiên cứu tương ứng với từng phân ngành sau của Vật lý: cơ học, ánh sáng, điện từ?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Nêu đối tượng nghiên cứu tương ứng với từng phân ngành sau của Vật lý: cơ học, ánh sáng, điện từ?

Ở chương trình trung học cơ sở, em đã được học về chủ đề Âm thanh. Vậy em hãy cho biết đối tượng nghiên cứu của Vật lý trong nội dung của chủ đề này.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Ở chương trình trung học cơ sở, em đã được học về chủ đề Âm thanh. Vậy em hãy cho biết đối tượng nghiên cứu của Vật lý trong nội dung của chủ đề này.

Nối những từ, cụm từ tương úng ở cột A với những từ, cụm từ tương ứng ở cột B.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Nối những từ, cụm từ tương ứng ở cột A với những từ, cụm từ tương ứng ở cột B.

Cột A

Cột B

1. Nông nghiệp

a) Sử dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ vật liệu (nano), dây chuyền sản xuất tự động.

2. Thông tin liên lạc

b) Chụp X quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), nội soi, xạ trị, ...

3. Nghiên cứu khoa học

c) Gia tăng năng suất nhờ máy móc cơ khí tự động hóa.

4. Y tế

d) Kính hiển vi điện tử, máy quang phổ, ...

5. Công nghiệp

e) Internet, điện thoại thông minh

Sắp xếp các bước tiến hành quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Sắp xếp các bước tiến hành quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý:
(1)   Phân tích số liệu.
(2)   Quan sát, xác định đối tượng cần nghiên cứu.
(3)   Thiết kế, xây dựng mô hình kiểm chứng giả thuyết.
(4)   Đề xuất giả thuyết nghiên cứu.
(5)   Rút ra kết luận.

Ghép các ứng dụng vật lý ở cột bên phải với các lĩnh vực nghề nghiệp trong cuộc sống tương ứng ở cột bên trái.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Ghép các ứng dụng vật lý ở cột bên phải với các lĩnh vực nghề nghiệp trong cuộc sống tương ứng ở cột bên trái (một lĩnh vực nghề nghiệp có thể có nhiều ứng dụng vật lý liên quan).

Đối tượng nghiên cứu của vật lý là gì?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Đối tượng nghiên cứu của vật lý là gì?
A. Các dạng vận động và tương tác của vật chất.
B. Quy luật tương tác của các dạng năng lượng.
C. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
D. Quy luật vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.

Một nhóm học sinh tìm hiểu độ cứng của lò xo. Họ dùng các lò xo giống nhau có cùng chiều dài và cùng độ cứng kết hợp thành hệ hai lò xo. Vẽ đồ thị biểu diễn. Tính độ cứng của mỗi hệ lò xo.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một nhóm học sinh tìm hiểu độ cứng của lò xo. Họ dùng các lò xo giống nhau có cùng chiều dài và cùng độ cứng kết hợp thành hệ hai lò xo mắc nối tiếp và hệ hai lò xo mắc song song. Sau đó, họ treo các vật với trọng lượng khác nhau vào đầu dưới mỗi hệ lò xo treo thẳng đứng, rồi đo độ giãn. Kết quả đo được cho ở bảng dưới đây.

Trọng lượng (N)

Độ giãn (cm)

Hệ lò xo nối tiếp

Hệ lò xo song song

0

0

0

0,5

2,5

0,7

1,0

6,2

1,5

1,5

9,5

2,6

2,0

13,6

3,4

2,5

17,5

4,4

3,0

21,4

5,3

a) Với mỗi hệ lò xo nối tiếp và hệ lò xo song song, vẽ đồ thị biểu diễn liên hệ giữa lực tác dụng vào đầu dưới hệ lò xo và độ giãn của hệ.
b) Sử dụng đồ thị để tính độ cứng cho mỗi hệ lò xo.
c) Sử dụng đồ thị để chứng tỏ rằng độ cứng của hệ hai lò xo nối tiếp bằng một phần tư độ cứng của hệ hai lò xo song song.
d) Đối với hệ hai lò xo nối tiếp, tính sai số tỉ đối trong mỗi lần đo độ giãn, nếu sai số tuyệt đối là ± 0,1 cm.

Cho các dụng cụ sau: lực kế, thước đo độ dài, lò xo cần xác định độ cứng. Hãy trình bày một phương án thí nghiệm để đo độ cứng của lò xo đã cho.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Cho các dụng cụ sau:
- Lực kế: 1 cái.
- Thước đo độ dài: 1 cái.
- Lò xo cần xác định độ cứng: 1 cái.
Hãy trình bày một phương án thí nghiệm để đo độ cứng của lò xo đã cho.

Cho các dụng cụ sau: Giá thí nghiệm, lò xo, vật có móc treo, một vật X. Hãy trình bày một phương án thí nghiệm để tìm trọng lượng của vật X.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Cho các dụng cụ sau:
- Giá thí nghiệm đã gắn thước đo độ dài: 1 cái.
- Lò xo chưa biết độ cứng: 1 cái.
- Vật có móc treo đã biết trọng lượng là P0: 1 quả.
- Một vật X có móc treo cân xác định trọng lượng Px.
Hãy trình bày một phương án thí nghiệm để tìm trọng lượng của vật X.

Cho hệ vật như hình 5.1. Ban đầu hai vật được giữ sao cho lò xo bị nén một đoạn 10,0 cm (lò xo nhẹ và không gắn vào vật) sau đó đốt sợi dây nối hai vật. Tính tốc độ của m2.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Cho hệ vật như hình 5.1. Ban đầu hai vật được giữ sao cho lò xo bị nén một đoạn 10,0 cm (lò xo nhẹ và không gắn vào vật) sau đó đốt sợi dây nối hai vật. Biết độ cứng của lò xo k = 45,0 Nm; m1= 0,50 kg; m2 = 1,50 kg. Bỏ qua lực ma sát và lực cản của không khí tác dụng lên các vật. 


a) Tính gia tốc của mỗi vật ngay sau khi sợi dây đứt.
b) Biết rằng khi hai vật rời nhau thì m1 chuyển động với tốc độ là 3,00 m/s. Tính tốc độ của m2.

Tin tức mới

Hằng số được xem nhiều

Khối lượng Trái Đất

30 thg 10, 2021

M

Khối lượng Mặt Trăng

30 thg 10, 2021

M

Khối lượng sao Thủy

30 thg 10, 2021

M

Khối lượng sao Kim

30 thg 10, 2021

M

Khối lượng sao Hỏa

31 thg 10, 2021

M

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tin tức thú vị