Nội dung bài giảng
Pin li-on hay còn được biết đến là pin lithium, được phát minh vào năm 1970 bởi Stanley Whittingham. Hiện nay, pin li-on thường được dùng trong acquy, pin điện thoại với giá thành rẻ, gọn, trữ được nhiều năng lượng.
1. CẤU TẠO PIN LI-ON
Cấu tạo pin gồm hai điện cực : điện cực dương và điện cực âm, dung dịch điện li. Điện cực dương làm từ Litium Cobalt Oxide khi có dòng điện chạy qua sẽ thành ion Li+. Điện cực âm được làm bằng than chì graphene. Dung dịch điện li phải có độ dẫn ion lớn và tăng dần khi tăng nhiệt độ thường dùng là LIPF6 và các dung môi khác không chứa nước.
Khi sạc
+ Cực dương : khi sạc.
+ Cực âm: khi sạc.
Cả pin:
Khi sử dụng thì có chiều ngược lại.
2. TẠI SAO PIN LI-ON LẠI RẤT DỄ CHÁY NỔ?
Vì pin li-on có khả năng trữ được nhiều năng lượng nên khả năng xảy ra cháy nổ càng cao. Khi cấu tạo thoát nhiệt kém, lượng điện tăng cao vượt mức sẽ làm tăng nhiệt độ pin làm bay hơi dung môi trong pin dẫn tới tăng áp suất gây ra rò rỉ các chất dung môi. Lúc này hai điện cực chạm nhau sẽ gây hiện tượng cháy nổ. Hiện nay, pin li-on có dung môi là chất rắn đang được nghiên cứu nhằm giảm những hạn chế kể trên.
Ngoài loại pin ion Li - on còn có một loại pin khác đó là pin Li- Po cũng thường dùng cho các loại máy điện thoại. Pin Li - Po hoạt động với cơ chế giống như hoạt động như pin Li- on nhưng chất điện phân được làm bởi lớp Polymer khô. Vì vậy, nguy cơ cháy nổ được giảm nhưng vẫn có khả năng và khi cháy thì to hơn pin Li-on, ngoài ra số lần sạc cũng ít hơn so với pin Li-on. Nhìn vào mặt tích cực, pin Li-Po mang lại nhiều ưu điểm như nhỏ gọn ,giá thành rẻ, năng lượng trữ được hơn so với pin Li-on.