Công thức vật lý 10 chương 1: động học chất điểm, bài 2: chuyển động thẳng đều

Tổng hợp các công thức vật lý 10 chương 1: động học chất điểm, bài 2: chuyển động thẳng đều, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Advertisement

1. Độ dời trong chuyển động thẳng.

Δx=x2-x1

Định nghĩa: độ dời là hiệu số giữa hai tọa độ của vật.

Đơn vị tính: m, km, cm.

 

Chú thích:

Δx: là độ dời của vật (m).

x2,x1: là tọa độ của vật ở thời điểm 2 và 1 (m).


2. Vận tốc trung bình.

Vtb=ΔxΔt=x2-x1t2-t1

Định nghĩa:

Vận tốc trung bình là thương số giữa độ dời vật di chuyển được và thời gian di chuyển hết độ đời đó.

 

Chú thích:

Vtb: vận tốc trung bình của vật (m/s).

Δx: độ dời của vật (m).

Δt: thời gian chuyển động của vật (s).

x2,x1: tọa độ của vật ở vị trí 1 và 2 (m)

t2,t1: thời điểm 1 và 2 trong chuyển động của vât (s)

Xem thêm vận tốc trung bình.

3. Tốc độ trung bình.

v=SΔt=St2-t1

Định nghĩa:

Tốc độ trung bình là thương số giữa quãng đường vật đi được và thời gian đi hết quãng đường đó.

 

Chú thích:

v: là tốc độ trung bình của vật (m/s).

S: là quãng đường vật di chuyển (m).

Δt: thời gian di chuyển (s).

t2,t1: thời điểm 1 và 2 trong chuyển động của vật (s).

Xem thêm tốc độ trung bình.

4. Phương trình tọa độ của vật trong chuyển động thẳng đều.

x=xo+v.t

Ứng dụng:

Công thức giúp xác định tọa độ của vật tại một thời điểm bất kì. Hoặc ngược lại dùng tọa độ đang có để xác định thời điểm của vật có mặt tại tọa độ đó.

 

Chú thích:

x: là tọa độ của vật tại thời điểm t (m).

xo: là tọa độ ban đầu của vật ở thời điểm t=0s.

v: là vận tốc của vật (m/s).

t: thời gian chuyển động của vật (s).

Xem thêm phương trình tọa độ của vật trong chuyển động thẳng đều.

5. Công thức xác định quãng đường của vật trong chuyển động thẳng.

S=x-xo=v.t

Khái niệm chung:

Quãng đường S là tổng độ dịch chuyển mà vật đã thực hiện được. 

Quãng đường mang tính tích lũy, nó có thể khác với độ dời. Khi vật chuyển động thẳng theo chiều dương của trục tọa độ thì quãng đường chính là độ dời.

Trong thực tế khi làm bài tập, người ta thường chọn xo=0 (vật xuất phát ngay tại gốc tọa độ). Nên thường có S=x (quãng đường đi được bằng đúng tọa độ lúc sau của vật).

 

Chú thích:

S: là quãng đường (m).

x,xo: là tọa độ của vật ở thời điểm đầu và sau (m).

v: vận tốc của chuyển động (m/s)

t: thời gian chuyển động (s)


Tin tức

Advertisement

Biến Số Mới

Độ dịch chuyển góc

10 thg 2, 2023

θ

Sai số dụng cụ

3 thg 2, 2023

Adc

Sai số tuyệt đối của phép đo

3 thg 2, 2023

A

Sai số tỉ đối

3 thg 2, 2023

δA

Sai số tuyệt đối trung bình

3 thg 2, 2023

A¯

Tin tức mới

Hằng Số Mới

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.