Công thức vật lý 10 chương 2: động lực học chất điểm, bài 12: lực đàn hồi của lò xo, định luật hooke

Tổng hợp các công thức vật lý 10 chương 2: động lực học chất điểm, bài 12: lực đàn hồi của lò xo, định luật hooke, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Tin tức

1. Công thức xác định độ biến dạng của lò xo.

Δl=l-lo

Giải thích:

- Độ biến dạng của lò xo là hiệu số giữa chiều dài ở trạng thái đang xét và chiều dài tự nhiên ban đầu của lò xo (lo).

- Nếu l>lo=> lò xo đang bị dãn và sẽ tác dụng lực kéo.

- Nếu l<lo => lò xo đang bị nén và sẽ tác dụng lực đẩy.

Hình 1: Lò xo đang bị nén dưới tác dụng của trọng lực do quả nặng M gây ra (l<lo)

Hình 2: Lò xo đang bị dãn dưới tác dụng của trọng lực do quả nặng m gây ra(l>lo)

Chú thích:

Δl: độ biến dạng của lò xo (m).

lo: chiều dài tự nhiên - chiều dài ban đầu của lò xo (m).

l: chiều dài lúc sau của lò xo (m).


2. Công thức xác định độ lớn lực đàn hồi.

Fđh=-k.l=-k.(l-lo)

Định luật Hooke:

- Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

- Phương của lực: lực đàn hồi có phương dọc trục lò xo.

- Chiều của lực: lực đàn hồi ngươc chiều với chiều biến dạng của lò xo.

- Độ lớn: tuân theo định luật Hooke.

- Dấu trừ trong công thức Fđh=-k.l thể hiện lực đàn hồi luôn chống lại tác nhân gây ra biến dạng của nó.

- Nếu chỉ tính độ lớn tá có Fđh=k.l

 

Chú thích:

Fđh: lực đàn hồi (N).

k: độ cứng lò xo (N/m).

l: độ biến dạng của lò xo (m)

 


3. Định luật Hooke khi lò xo nằm ngang.

l=Fk

Trường hợp lò xo nằm ngang:

Tại vị trí cân bằng: F=FdhF=k.l.

Độ biến dạng lò xo tại vị trí cân bằng: l=Fk

Chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng: l=lo+l

 

Chú thích:

F: lực tác dụng (N).

Fđh: lực đàn hồi (N).

k: độ cứng lò xo (N/m).

l: độ biến dạng của lò xo (m)

l: chiều dài cảu lò xo ở vị trí đang xét (m).

lo: chiều dài tự nhiên của lò xo - khi chưa có lực tác dụng (m).

 

 

Xem thêm định luật hooke khi lò xo nằm ngang.

4. Định luật Hooke khi lò xo treo thẳng đứng.

l=m.gk

Trường hợp lò xo treo thằng đứng:

Tại vị trí cân bằng: P=Fdhm.g=k.l.

Độ biến dạng lò xo tại vị trí cân bằng: l=Pk=m.gk

Chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng: l=lo+l

Chú thích:

P: trọng lực tác dụng (N).

Fđh: lực đàn hồi (N).

k: độ cứng lò xo (N/m).

l: độ biến dạng của lò xo (m)

l: chiều dài cảu lò xo ở vị trí đang xét (m).

lo: chiều dài tự nhiên của lò xo - khi chưa có lực tác dụng (m).

 

Xem thêm định luật hooke khi lò xo treo thẳng đứng.

5. Định luật Hooke khi lò xo treo trên mặt phẳng nghiêng.

l=m.g.sin(α)k

Trường hợp lò xo treo trên mặt phẳng nghiêng:

Tại vị trí cân bằng: P.sin(α)=Fdhm.g.sin(α)=k.l.

Độ biến dạng lò xo tại vị trí cân bằng: l=P.sin(α)k=m.g.sin(α)k

Chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng: l=lo+l

Chú thích:

P: trọng lực tác dụng (N).

Fđh: lực đàn hồi (N).

k: độ cứng lò xo (N/m).

l: độ biến dạng của lò xo (m)

l: chiều dài cảu lò xo ở vị trí đang xét (m).

lo: chiều dài tự nhiên của lò xo - khi chưa có lực tác dụng (m).

α: góc tạo bởi mặt phẳng nghiêng so với phương ngang (deg) hoặc (rad).

Xem thêm định luật hooke khi lò xo treo trên mặt phẳng nghiêng.

Tin tức

Biến Số Mới

Độ dịch chuyển góc

10 thg 2, 2023

θ

Sai số dụng cụ

3 thg 2, 2023

Adc

Sai số tuyệt đối của phép đo

3 thg 2, 2023

A

Sai số tỉ đối

3 thg 2, 2023

δA

Sai số tuyệt đối trung bình

3 thg 2, 2023

A¯

Tin tức mới

Hằng Số Mới

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tin tức thú vị