Nội dung bài giảng
1. Thuyết electron.
Phát biểu: Thuyết electron
- Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số điện tích nguyên tố dương ( proton ). Nếu số electron ít hơn số proton thì vật nhiễm điện dương.
- Electron có thể rời khỏi nguyên tử và di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
+ Nguyên tử mất electron trở thành ion dương. VD: Nguyên tử Natri mất một electron sẽ trở thành ion .
+ Nguyên tử trung hòa nhận thêm electron sẽ trở thành ion âm. VD: Nguyên tử Clo nhận thêm một electron sẽ trở thành icon .
Vận dụng:
- Có thể dùng thuyết electron để giải thích ba hiện tượng nhiễm điện.
+ Nhiễm điện do cọ xát:
Cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô, các electron của mảnh nhựa sẽ dịch chuyển sang mảnh vải khô do đó thước nhựa nhiễm điện âm. Các vụn giấy nhỏ không mang điện nên khi đưa thước nhựa lại gần các vụn giấy, chúng bị hút lên.
Bụi bám vào quạt: Cánh quạt quay sẽ cọ xát với không khí, khiến bản thân chúng bị nhiễm điện và hút bụi.
+ Nhiễm điện do tiếp xúc: Thanh kim loại trung hòa về điện tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện thì có sự dịch chuyển điện tích từ quả cầu sang thanh kim loại => thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với quả cầu.
+ Nhiễm điện do hưởng ứng: Thanh kim loại trung hòa điện đặt gần quả cầu nhiễm điện thì các electron tự do trong thanh kim loại dịch chuyển. Đầu thanh kim loại xa với quả cầu sẽ nhiễm điện cùng dấu với quả cầu, đầu thanh gần hơn thì nhiễm điện trái dấu với quả cầu.
2. Cấu tạo nguyên tử
Phát biểu:
- Nguyên tử có cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh.
- Hạt nhân gồm: hạt notron không mang điện và hạt proton mang điện dương.
- Số proton = số electron ( ) nên nguyên tử trung hòa về điện.
Chú ý:
Điện tích electron: và khối lượng electron:
Điện tích proton: và khối lượng proton:
Điện tích notron: và khối lượng notron: