Công thức vật lý 11 chương 2: dòng điện không đổi, bài 8: điện năng, công suất điện

Tổng hợp các công thức vật lý 11 chương 2: dòng điện không đổi, bài 8: điện năng, công suất điện, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Advertisement

1. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch.

A=Uq=UIt

 

Phát biểu: Lượng điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích.

 

Chú thích: 

A: điện năng tiêu thụ của đoạn mạch (J)

U: hiệu điện thế (V)

q: độ lớn của điện tích (C)

I: cường độ dòng điện (A)

t: thời gian (s)

 

Vận dụng: Điện năng tiêu thụ thông thường được đo bằng đồng hồ điện, hay còn gọi là công tơ điện.

Đơn vị đo: 1 kWh = 3600000 Ws = 3600000 J 

Xem thêm điện năng tiêu thụ của đoạn mạch.

2. Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua.

P=Qt=RI2

 

Phát biểu: Công suất tỏa nhiệt P ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

 

Chú thích:

P: công suất tỏa nhiệt (W)

Q: nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn (J)

t: thời gian (s)

R: điện trở của vật dẫn (Ω)

I: cường độ dòng điện (A)

Xem thêm công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua.

3. Công của nguồn điện.

Ang=Eq=EIt

 

Phát biểu: Công của nguồn điện bằng điện năng tiêu thụ trong toàn mạch.

 

Chú thích: 

Ang: công của nguồn điện (J)

E: suất điện động của nguồn điện (V)

q: điện lượng (C)

I: cường độ dòng điện (A)

t: thời gian (s)

Xem thêm công của nguồn điện.

4. Công suất của nguồn điện.

Png=Angt=EI

 

Phát biểu: Công suất Png của nguồn điện đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của nguồn điện đó và được xác định bằng công của nguồn điện thực hiện trong một đơn vị thời gian. Công suất này cũng chính bằng công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch.

 

Chú thích:

Png: công suất của nguồn điện (W)

Ang: công của nguồn điện (J)

t: thời gian (s)

E: suất điện động của nguồn (V)

I: cường độ dòng điện (A)

Xem thêm công suất của nguồn điện.

5. Công suất điện.

P=At=UI

 

Phát biểu: Công suất điện của một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

 

Chú thích:

P: công suất điện của đoạn mạch (W)

A: điện năng tiêu thụ (J)

t: thời gian (s)

U: hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch (V)

I: cường độ dòng điện (A)

 

Dụng cụ dùng để đo công suất thường dùng là Watt kế.

 

Xem thêm công suất điện.

6. Định luật Joule - Lenz.

Q=RI2t

 

Phát biểu: Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.

 

Chú thích:

Q: nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch (J)

R: điện trở của đoạn mạch (Ω)

I: cường độ dòng điện (A)

t: thời gian (s)

 

Trong đó điện trở R được tính bằng công thức: R=ρlS.

R: điện trở (Ω)

ρ: điện trở suất (Ωm)

l: chiều dài vật dẫn (m)

S: tiết diện ngang của vật dẫn (m2)

 

Heinrich Lenz (1804 - 1865)

 

James Prescott Joule (1818 - 1889)

Xem thêm định luật joule - lenz.

Tin tức

Advertisement

Biến Số Mới

Độ dịch chuyển góc

10 thg 2, 2023

θ

Sai số dụng cụ

3 thg 2, 2023

Adc

Sai số tuyệt đối của phép đo

3 thg 2, 2023

A

Sai số tỉ đối

3 thg 2, 2023

δA

Sai số tuyệt đối trung bình

3 thg 2, 2023

A¯

Tin tức mới

Hằng Số Mới

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.