Công thức vật lý 11 chương 4: từ trường, bài 21: từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt

Tổng hợp các công thức vật lý 11 chương 4: từ trường, bài 21: từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Tin tức

1. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài.

B=2.10-7Ir

 

Phát biểu: Đường sức từ đi qua M là đường tròn nằm trong mặt phẳng đi qua M vuông góc với dây dẫn, có tâm O nằm trên dây dẫn. Vector cảm ứng từ B tiếp xúc với đường tròn đó tại M, dẫn đến B vuông góc với mặt phẳng tạo bởi M và dây dẫn.

 

Chú thích:

B: cảm ứng từ (T)

I: cường độ dòng điện (A)

r: khoảng cách từ một điểm đến dây dẫn (m)

 

 

Quy tắc bàn tay phải:

B có chiều được hướng theo quy tắc nắm tay phải.

- Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo đường sức từ trong lòng ống dây thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.

 

 

Xem thêm từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài.

2. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn.

B=2π.10-7NIR

 

Phát biểu: Các đường sức từ của dòng điện tròn là những đường cong có chiều đi vào mặt Nam, đi ra mặt Bắc của dòng điện tròn ấy. Trong số dó, có đường sức từ đi qua tâm O là đường thẳng vô hạn ở hai đầu. Cảm ứng từ B tại tâm O có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và có chiều đi vào mặt Nam, đi ra mặt Bắc của dòng điện tròn đó.

 

Chú thích:

B: cảm ứng từ (T)

N: số vòng dây sít nhau tạo nên khung dây tròn (vòng)

I: cường độ dòng điện (A)

R: bán kính của khung dây tròn (m)

 

Xem thêm từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn.

3. Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ.

B=4π.10-7NlI

 

Phát biểu: Khi cho dòng điện cường độ I đi vào dây dẫn, trong ống dây xuất hiện các đường sức từ là những đường thẳng song song và cách đều nhau. Nói cách khác, từ trường trong lòng ống dây là từ trường đều.

 

Chú thích:

B: cảm ứng từ (T)

N: tổng số vòng dây 

l: độ dài hình trụ (m)

I: cường độ dòng điện (A)

Chú ý rằng Nl=n là tổng số vòng dây quấn trên một đơn vị dài của lõi.

 

Vậy có thể viết lại công thức như sau:

B=4π.10-7nI

 

Xem thêm từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ.

Tin tức

Biến Số Mới

Độ dịch chuyển góc

10 thg 2, 2023

θ

Sai số dụng cụ

3 thg 2, 2023

Adc

Sai số tuyệt đối của phép đo

3 thg 2, 2023

A

Sai số tỉ đối

3 thg 2, 2023

δA

Sai số tuyệt đối trung bình

3 thg 2, 2023

A¯

Tin tức mới

Hằng Số Mới

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tin tức thú vị