Nội dung bài giảng
- 1. Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường.
- 2. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường.
- 3. Công thức của định luật khúc xạ ánh sáng viết dưới dạng đối xứng.
- 4. Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng.
- 5. Định luật khúc xạ ánh sáng.
- 1. Điều kiện để có phản xạ toàn phần.
- 2. Góc giới hạn phản xạ toàn phần.
Bài 26: Khúc Xạ ánh Sáng.
1. Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường.
Khái niệm: Tỉ số không đổi trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối của môi trường (2) (chứa tia khúc xạ) đối với môi trường (1) (chứa tia tới).
Chú thích:
: chiết suất tỉ đối
: góc tới; : góc khúc xạ
Lưu ý:
- Nếu thì : Tia khúc xạ bị lệch lại gần pháp tuyến hơn. Ta nói môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).
- Nếu thì : Tia khúc xạ bị lệch xa pháp tuyến hơn. Ta nói môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).
2. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường.
Phát biểu: Chiết suất tuyệt đối (thường gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.
Chú thích:
: chiết suất tuyệt đối
: chiết suất tuyệt đối của môi trường (2) (chứa tia khúc xạ)
: chiết suất tuyệt đối của môi trường (1) (chứa tia tới)
Bảng chiết suất của một số môi trường
3. Công thức của định luật khúc xạ ánh sáng viết dưới dạng đối xứng.
Chú thích:
: chiết suất của môi trường (1) chứa tia tới
: góc tới
: chiết suất của môi trường (2) chứa tia khúc xạ
: góc khúc xạ
4. Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng.
Phát biểu: Ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó. Đây là tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng. Tính thuận nghịch này cũng biểu hiện ở sự truyền thẳng và phản xạ.
5. Định luật khúc xạ ánh sáng.
Cầu vòng là sản phẩm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Phát biểu: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ luôn không đổi.
Chú thích:
: tia tới; : điểm tới.
: pháp tuyến với mặt phân cách tại .
: tia khúc xạ.
: góc tới; : góc khúc xạ.
Bài 27: Phản Xạ Toàn Phần.
1. Điều kiện để có phản xạ toàn phần.
Phát biểu: Để có phản xạ toàn phần thì phải thỏa mãn được cái điều kiện.
- Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn.
- Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn.
Chú thích:
: chiết suất môi trường truyền ánh sáng (1)
: chiết suất của môi trường (2) được truyền ánh sáng từ môi trường truyền (1)
: góc tới
: góc giới hạn của phản xạ toàn phần
2. Góc giới hạn phản xạ toàn phần.
Khái niệm: Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Khi có phản xạ toàn phần thì không còn tia khúc xạ.
Chú thích:
: góc giới hạn của phản xạ toàn phần
: chiết suất của môi trường (1) chứa tia tới
: chiết suất của môi trường (2) chứa tia khúc xạ
Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần:
- Hiện tượng phản xạ toàn phần được ứng dụng làm cáp quang dùng truyền thông tin và nội soi trong y học.
+ Cáp quang: Là bó sợi quang.
+ Sợi quang: Cấu tạo: Gồm 2 phần chính.
Phần lõi: Bằng thủy tinh hoặc chất dẻo trong suốt có chiết suất .
Phần vỏ bao quanh có chiết suất .
- Ưu điểm của cáp quang:
+ Truyền được dung lượng tín hiệu lớn, nhỏ, nhẹ dễ vận chuyển và dễ uốn.
+ Ít bị nhiễu bởi trường điện từ ngoài, bảo mật tốt.