Công thức vật lý 12 chương 7: hạt nhân nguyên tử, bài 1: tính chất và cấu tạo hạt nhân

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 7: hạt nhân nguyên tử, bài 1: tính chất và cấu tạo hạt nhân, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Tin tức

1. Đồng vị của hạt nhân.

 

Phát biểu: Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có cùng số Z, khác số A, nghĩa là cùng số proton và khác số neutron.

 

Ví dụ: H11; H12; H13

Hidro có ba đồng vị là:

- Hidro thường H11 chiếm 99,99% hidro thiên nhiên.

- Hidro nặng H12, còn gọi là Deuteri D12, chiếm 0,015% hidro thiên nhiên.

- Hidro siêu nặng H13, còn gọi là Triti T13; hạt nhân này không bền, thời gian sống của nó khoảng 10 năm.


2. Khối lượng hạt nhân.

u

 

Phát biểu: Để tính toán được khối lượng hạt nhân, người ta đã định nghĩa một đơn vị đo mới. Đơn vị này gọi là đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là u.

 

Quy ước: Đơn vị u có giá trị bằng 112 khối lượng nguyên tử của đồng vị C612.

1u=1,66.10-27kg

 

Lưu ý: Các hạt nhân có khối lượng rất lớn so với khối lượng của electron; vì vậy khối lượng nguyên tử tập trung gần như toàn bộ ở hạt nhân.

 


3. Cấu tạo hạt nhân. Số khối.

XZA

 

Phát biểu: Hạt nhân được tạo thành bởi hai loại hạt là proton và neutron; hai loại hạt này có tên chung là nucleon. 

 

Chú thích: X: kí hiệu hóa học X của nguyên tố

Z: số thứ tự của nguyên tử trong bảng tuần hoàn (nguyên tử số)

A: tổng số nucleon trong một hạt nhân (số khối)

Số neutron trong hạt nhân là A-Z.

 

Ví dụ: H11; C612; O816; U92238

 

 

Một số hạt sơ cấp: p11, n01, e-10

 

 

 


4. Khối lượng và năng lượng của hạt nhân. Hệ thức Einstein.

E=mc2

 

Trong đó:

E: năng lượng của hạt nhân (J, MeV) (năng lượng nguyên tử)

m: khối lượng tương ứng của hạt nhân (kg, u)

c=3.108m/s: tốc độ ánh sáng trong chân không.

 

Đổi: 1MeV=106.1,6.10-19J= 1,6.10-13J

 

Quy ước: 1u  931,5 MeV/c2

 


5. Động năng của hạt.

Wđ=E-E0=(m-m0)c2

 

Chú thích:

E0=m0c2: năng lượng nghỉ (J, MeV)

E=mc2: năng lượng của hạt (J, MeV)

Wđ: động năng của hạt (J, MeV)

c=3.108m/s: tốc độ ánh sáng trong chân không


6. Khối lượng động của hạt. Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng nghỉ của hạt nhân.

m=m01-v2c2

 

Phát biểu: Một vật có khối lượng m0 khi ở trạng thái nghỉ thì khi chuyển động với tốc độ v, khối lượng sẽ tăng lên thành m.

 

Chú thích:

m0: khối lượng nghỉ của hạt (kg, u)

m: khối lượng động của hạt (kg, u)

v: vận tốc của hạt (m/s)

c=3.108 m/s: tốc độ ánh sáng trong chân không


Tin tức

Biến Số Mới

Độ dịch chuyển góc

10 thg 2, 2023

θ

Sai số dụng cụ

3 thg 2, 2023

Adc

Sai số tuyệt đối của phép đo

3 thg 2, 2023

A

Sai số tỉ đối

3 thg 2, 2023

δA

Sai số tuyệt đối trung bình

3 thg 2, 2023

A¯

Tin tức mới

Hằng Số Mới

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tin tức thú vị