Công thức:
Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất.
Có hai loại sóng: sóng ngang và sóng dọc.
vrắn > vlỏng > vkhí , không đổi
Nội dung:
Nội dung bài giảng
1. Định nghĩa
Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất.
2. Phân loại
Sóng cơ gồm 2 loại chính: sóng ngang và sóng dọc.
+ Sóng ngang là loại sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Sóng ngang chỉ truyền được trên mặt nước và trong chất rắn.
+ Sóng dọc là loại sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc sẽ truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.
Sóng cơ (cả sóng dọc và sóng ngang) không truyền được trong chân không.
3. Một số đại lượng đặc trưng cho sóng cơ
a. Chu kỳ và tần số
+ Chu kì T của sóng là chu kì dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
+ Tần số f là đai lượng đặc trưng cho sóng.
b. Tốc độ truyền sóng
+ Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động của môi trường. Đối với mỗi môi trường, tốc độ truyền sóng v có một giá trị nhất định và không đổi.
+ Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác tốc độ truyền sóng thay đổi, bước sóng thay đổi còn tần số (chu kì, tần số góc) của sóng thì không thay đổi.
+ Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào môi trường: vrắn > vlỏng > vkhí
c. Bước sóng
+ Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì.
+ Bước sóng là quãng đường ngắn nhất giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
d. Năng lượng sóng
Năng lượng sóng là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
4. Lưu ý:
+ Trong sự truyền sóng, pha dao động truyền đi còn các phần tử của môi trường không truyền đi mà chỉ dao động quanh vị trí cân bằng.
+ Tốc độ truyền sóng khác với tốc độ dao động của phần tử.
1. Định nghĩa
Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất.
2. Phân loại
Sóng cơ gồm 2 loại chính: sóng ngang và sóng dọc.
+ Sóng ngang là loại sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Sóng ngang chỉ truyền được trên mặt nước và trong chất rắn.
+ Sóng dọc là loại sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc sẽ truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.
Sóng cơ (cả sóng dọc và sóng ngang) không truyền được trong chân không.
3. Một số đại lượng đặc trưng cho sóng cơ
a. Chu kỳ và tần số
+ Chu kì T của sóng là chu kì dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
+ Tần số f là đai lượng đặc trưng cho sóng.
b. Tốc độ truyền sóng
+ Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động của môi trường. Đối với mỗi môi trường, tốc độ truyền sóng v có một giá trị nhất định và không đổi.
+ Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác tốc độ truyền sóng thay đổi, bước sóng thay đổi còn tần số (chu kì, tần số góc) của sóng thì không thay đổi.
+ Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào môi trường: vrắn > vlỏng > vkhí
c. Bước sóng
+ Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì.
+ Bước sóng là quãng đường ngắn nhất giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
d. Năng lượng sóng
Năng lượng sóng là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
4. Lưu ý:
+ Trong sự truyền sóng, pha dao động truyền đi còn các phần tử của môi trường không truyền đi mà chỉ dao động quanh vị trí cân bằng.
+ Tốc độ truyền sóng khác với tốc độ dao động của phần tử.