Phải chăng cá đã sút cân?

Khi mang 5000 tấn cá từ Hà Lan đi thủ đô Môgađisu thì đã thiếu mất 30 tấn cá. Lượng cá không bị đánh cắp thì đã đi đâu? Phải chăng cá cũng bị sút cân? Vật lý 10. Trọng lực. Trọng lượng. Lực hấp dẫn

Advertisement

Phải chăng cá đã sút cân?

Crew rescued after fishing boat sinks south of Ketchikan

Một thương gia buôn cá đã mua 5000 tấn cá từ Hà Lan, ở bờ biển Bantích, Bắc Âu, xếp lên tàu thủy chở đến thủ đô Môgađisu của Xômali ở bên bờ Biển Đỏ, vùng Sừng Châu Phi. Số lượng cá này đã được cân bởi cân lò xo và kiểm tra rất kỹ lưỡng. Khi giao hàng cho khách ở Xômali, vị thương gia sửng sốt vì đã thiếu mất 30 tấn cá. Mọi người thắc mắc, chúng đã mất đi đâu rồi?

Sau khi kiểm tra và xem xét, khả năng mất trộm sẽ không xảy ra vì tàu đã đi xuyên suốt trên biển và không ghé bất kì bờ biển nào cả. Việc hư hao khi bốc xếp hàng không thể lớn như vậy. Câu chuyện dần như bế tắc vì chẳng ai có thể giải mã được điều bí ẩn này. 

Sự thật dần được hé lộ

Sau này khoa học phát triển, người ta mới hiểu và lý giải được vấn đề. Cá chẳng hề bị mất trộm hay hư hại do bốc xếp hàng, đó chỉ là trò đùa của sự tự quay của Trái Đất và lực hút của nó. 

Lý thuyết chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả Địa lí 6  Kết nối tri thức với cuộc sống | SGK Lịch sử và Địa lí lớp

Ta biết, cảng Amxtecdam của Hà Lan ở 52 độ vĩ Bắc, cảng Môgađisu ở 02 độ vĩ Bắc, chênh nhau 50 độ vĩ, nên sự sai khác trọng lượng chỉ ở mức đó. Nếu vị thương gia nọ mua cá từ Na Uy, Thụy Điển hay Aixơlen thì lượng cá không chỉ bấy nhiêu mà còn hơn thế nữa.

Nguyên nhân chính gây nên sự cố trên là do vị thương gia đã dùng cân lò xo để cân cá. Chúng ta biết rằng chỉ số trên cân lò xo phản ánh trọng lượng của vật đem cân. Trọng lực là lực tổng hợp của lực hấp dẫn (tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn) do Trái Đất hút vật đó vào tâm trừ đi lực ly tâm do sự quay của Trái Đất.

Trọng lực là trường hợp đặc biệt của lực hấp dẫn

Gravity: force that pulls objects to Earth's sphere to the center of Earth.  | Force, Earth gravity, Scientific revolution

Ta xét vật (được xem là thùng cá) khối lượng m, nằm trên bề mặt Trái Đất có khối lượng M. Vì kích thước của Trái Đất rất lớn so với kích thước của vật, nên chúng ta có thể xem khoảng cách giữa hai khối tâm của Trái Đất và vật bằng bán kính Trái Đất R.

Theo định luật vạn vật hấp dẫn ta có: Fhd =P = GMmR2

Trái Đất có dạng khối cầu dẹp ở hai đầu, do đó ở xích đạo Trái Đất phình ra, khoảng cách từ tâm Trái Đất đến vật xa hơn ở gần địa cực (nghĩa là R lớn hơn). Do đó trọng lượng của vật ở xích đạo nhỏ hơn ở hai địa cực. Mặc khác, lực ly tâm ở xích đạo cũng lớn hơn ở vùng cực. Tổng hợp lại, trọng lượng của vật ở xích đạo nhỏ hơn ở hai địa cực. Đó chính là nguyên nhân chính của sự hao hụt này. 

Trọng lượng thay đổi theo vĩ độ địa lý trên Trái Đất, trong khi khối lượng cá không hề thay đổi. Điều này có nghĩa là nếu số cá trên tàu đem đi đếm tỉ mỉ thì ở Hà Lan bốc lên tàu bao nhiêu con, đến Xômali vẫn còn bấy nhiêu con. Nếu số cá trên được cân bằng cân đòn thì đã không có chuyện gì xảy ra.

Sưu tầm và biên tập: Ngọc Hà.

Tin tức

Advertisement

Biến Số Mới

Độ dịch chuyển góc

10 thg 2, 2023

θ

Sai số dụng cụ

3 thg 2, 2023

Adc

Sai số tuyệt đối của phép đo

3 thg 2, 2023

A

Sai số tỉ đối

3 thg 2, 2023

δA

Sai số tuyệt đối trung bình

3 thg 2, 2023

A¯

Tin tức mới

Hằng Số Mới

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.