Nội dung bài giảng
SÓNG XUNG KÍCH LÀ GÌ?
Vào những năm giữa thập niên 50 của thế kỉ XX, một chiếc máy bay phản lực khi bay thử nghiệm ở độ cao khoảng 60 mét với vận tốc lên tới 1100 km/h. Sự kiện này làm đã tạo ra tiếng động lớn, khiến mọi người đinh tai nhức óc, nó còn khiến cho một tòa nhà bị rung lên và sụp đổ tan tành. Mà thủ phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng này lại chính là một loại sóng truyền trong không khí - Sóng xung kích.
Sóng xung kích là một mặt gián đoạn lan truyền trong các môi trường vật chất mà khi đi qua mặt truyền sóng các thông số khí động, nhiệt động như mật độ, áp suất, nhiệt độ, vận tốc, entropy, ... bị gián đoạn với các bước nhảy hữu hạn.
TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA SÓNG XUNG KÍCH
Khi máy bay hoạt động, nó sẽ gây chấn động lên môi trường xung quanh. Tốc độ của máy bay càng cao thì mức ảnh hưởng đến môi trường xung quanh càng dữ dội. Khi máy bay vượt qua tốc độ âm thanh, không khí quanh máy bay bị nén lại với áp suất và nhiệt độ cao khủng khiếp. Khi máy bay bay qua, để lại một khoảng trống, không khí áp suất cao ập vào gây nên vụ nổ lớn. Sóng từ vụ nổ này lan truyền, va đập và phá hủy tất cả các vật chắn như tòa nhà, cây cối, ... Luồng sóng không khí dữ dội này người ta gọi là sóng xung kích.
Chúng ta biết rằng máy bay thường bay rất cao nên dù có tạo ra sóng xung kích thì cường độ cũng đã giảm dần khi đến mặt đất. Do đó, nó không gây ra tai hại nào. Thế nhưng khi máy bay siêu thanh bay thấp hoặc bay siêu thấp, tình hình sẽ nghiêm trọng hơn nhiều. Vào năm 1962, ba chiếc máy bay của quân sự Mỹ khi bay rất thấp với tốc độ siêu thanh qua một thành phố ở Nhật Bản gây ra tổn thất lớn, nó đã làm cho cửa kính của nhiều ngôi nhà bị vỡ tan, hàng hóa trên kệ của các cửa hàng bị hất tung, ống khói thì gãy đổ khắp nơi, ... Một tai họa tương tự cũng xảy ra ở một thành phố nước Đức vào năm 1970. Sự việc này cũng gây ra 378 sự cố sóng xung kích đã làm bóc đi các mái ngói lợp, bung cửa sổ và một số ống thép bị rung nứt. Qua đó, chúng ta có thể thấy được sự nguy hiểm vô cùng lớn của sóng xung kích nếu nó không được kiểm soát.
SÓNG XUNG KÍCH CÒN XUẤT HIỆN Ở ĐÂU?
Sóng xung kích không chỉ gây ra bởi máy bay siêu thanh mà còn có thể xuất hiện ở các viên đạn đại bác đang bay hoặc các thiên thạch đang rơi. Thực ra, chúng ta cũng thường thấy sóng xung kích trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, sóng xung kích này ở cường độ nhỏ, nó phá ra từ chiếc roi của người đánh xe hoặc người dạy thú trong đoàn xiếc. Khi người ta quất roi trong không khí, cán roi dương lên, tiếp đó là một âm thanh veo véo, vun vút là do sóng xung kích sinh ra đấy.
Sưu tầm và biên tập: Ngọc Hà.