Nội dung bài giảng
TẠI SAO CHIM ĐẬU TRÊN DÂY ĐIỆN LẠI KHÔNG BỊ ĐIỆN GIẬT?
Chắc hẳn, khi đi ngoài đường chúng ta hay bắt gặp cảnh quen thuộc những chú chim nhỏ hay đậu trên những đường dây điện cao áp. Chúng có thể bay nhảy và đậu tự do trên dây điện mà không bị giật điện, trong khi đó nếu con người không may lỡ chạm vào dây điện bị hở sẽ bị giật ngay, thậm chí có thể bị tử vong. Tại sao chúng có thể làm được điều đó nhỉ? Hãy dùng congthucvatly.com khám phá điều bí ẩn này nhé!
ĐỊNH LUẬT OHM - MẠCH ĐIỆN SONG SONG
Chúng ta đều biết, khi dòng điện chạy qua cơ thể thì sẽ bị giật điện, điều này có thể xảy ra ở động vật khác nhau và kể cả con người. Vậy phải chăng chim có khả năng đặc biệt, bàn chân chim có thể cách điện? Hay không có dòng điện chạy qua cơ thể chúng? Để lý giải được điều này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về định luật Ohm và mạch điện ghép song song.
Khi chim đậu trên dây điện, ta xem cơ thể chim như là điện trở mắc song song với đoạn dây dẫn giữa hai chân chim có điện trở. Xét đoạn mạch AB, có hai điện trở mắc song song với nhau. Khi đó, hiệu điện thế chạy qua hai nhánh chứa :
Cơ thể chim có điện trở hàng ngàn Ohm, trong khi điện trở của đoạn dây dẫn giữa hai chân chim là không đáng kể. Từ biểu thức ta thấy, nếu rất lớn hơn so với () thì cường độ dòng điện chạy qua sẽ nhỏ hơn cường độ dòng điện chạy qua (). Điều đó có nghĩa là coi như bằng không () và coi như là toàn bộ dòng điện của mạch chính (). Ta có: . Kết quả là dòng điện chỉ ưu tiên chạy qua đoạn dây dẫn giữa hai chân chim mà không chạy qua cơ thể chim. Đó là lý do tại sao chim không bị giật điện.
KHI NÀO THÌ CHIM ĐẬU TRÊN DÂY ĐIỆN SẼ BỊ GIẬT ĐIỆN?
Nếu chim đậu trên dây có điện áp cao rồi quẹt mỏ vào đầu cột điện lúc thời tiết ẩm sẽ có dòng điện chạy từ chân chim qua cột điện xuống đất, nơi điện thế bằng không, điều này sẽ khiến cho chim bị điện giật.
Sưu tầm và biên tập: Ngọc Hà.