Từ trường của một số dòng điện có dạng đặc biệt.

Vật lý 11. Từ trường của một số dòng điện có dạng đặc biệt. Hướng dẫn chi tiết.

Tin tức

a) Từ trường của dòng điện thẳng dài

- Dòng điện thẳng dài là dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài.

- Dạng của các đường sức từ:

Các đường sức từ của dòng điện thẳng dài là các đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dòng điện. Tâm của các đường sức từ là giao điểm của mặt phẳng và dây dẫn.

- Chiều của các đường sức từ được xác định theo quy tắc nắm tay phải: "Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lụi cho ta chiều của các đường sức từ".

 

- Vectơ cảm ứng từ B do dòng điện thẳng rất dài gây ra tại điểm M có:

+ Điểm đặt tại M.

+ Phương tiếp tuyến với đường tròn (O, r) tại M.

+ Chiều là chiều của đường sức từ.

+ Có độ lớn:  B=2.10-7Ir.

 

b) Từ trường của dòng điện tròn

- Dòng điện tròn là dòng điện chạy trong dây dẫn được uốn thành vòng tròn

- Dạng của các đường sức từ:

Các đường sức từ của dòng điện tròn là những đường cong có chiều đi vào mặt Nam, đi ra ở mặt Bắc của dòng điện tròn ấy (hình vẽ ). Trong số đó, có đường sức từ đi qua tâm O là đường thẳng vô hạn ở hai đầu.

- Chiều của các đường sức từ được xác định bởi quy tắc nắm tay phải: “Khum bàn tay phái theo vòng dây của khung dây sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện trong khung; ngón cái choãi ra chỉ chiều các đường sức từ xuyên qua mặt phẳng dòng điện”

- Vectơ cảm ứng từ B tại tâm O của vòng dây có:

+ Có điểm đặt tại tâm O của vòng dây.  

+ Có phương vuông góc với mặt phẳng vòng dây.

+ Có chiều: Xác định theo quy tắc nắm tay phải hoặc vào Nam ra Bắc. 

+ Có độ lớn: B=2π.10-7NIR (N là số vòng dây).

 

c) Từ trường của dòng điện trong ống dây 

- Dạng các đường sức từ:

+ Bên trong ống dây, các đường sức từ song song với trục ống dây và cách đều nhau.

+ Bên ngoài ống dây, dạng các đường sức giống như ở một nam châm thẳng. 

- Chiều của đường sức từ được xác định theo quy tắc nắm tay phải: “Khum bàn tay phải sau cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùny với chiều dòng điện trong ốn dây; ngón cái choãi ra chì chiều các điròng sức từ trong ống dây ".  

- Vectơ cảm ứng từ B trong lòng ống dây có:

+ Có điểm đặt tại điểm ta xét.

+ Có phương song song với trục của ống dây.

+ Có chiều xác định theo quy tắc nắm tay phải hoặc vào Nam ra Bắc. 

+ Có độ lớn:  B=4π.10-7NlI = 4π.10-7n.I (n là mật độ vòng dây).

Tin tức

Biến Số Mới

Độ dịch chuyển góc

10 thg 2, 2023

θ

Sai số dụng cụ

3 thg 2, 2023

Adc

Sai số tuyệt đối của phép đo

3 thg 2, 2023

A

Sai số tỉ đối

3 thg 2, 2023

δA

Sai số tuyệt đối trung bình

3 thg 2, 2023

A¯

Tin tức mới

Hằng Số Mới

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tin tức thú vị