VÌ SAO CHIM CÁNH CỤT LẠI ĐI LẠCH BẠCH?

Bảo tồn năng lượng là yếu tố quan trọng với những loài động vật ở xứ sở băng giá. Cách di chuyển lạch bạch của chim cánh cụt chính là cách tiết kiệm năng lượng.

Advertisement

BẢO TỒN NĂNG LƯỢNG

Bảo tồn năng lượng là yếu tố quan trọng sống còn với những loài động vật ở xứ sở băng giá. Cách di chuyển lắc lư lạch bạch ngộ nghĩnh của chim cánh cụt chính là biện pháp tiết kiệm năng lượng tối đa của loài chim độc đáo này.

NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Các nhà nghiên cứu của Đại học California, Berkeley, Mỹ, đã thực hiện thí nghiệm trên loài cánh cụt Hoàng đế (Emperor) tại Công viên thế giới biển San Diego. Năm con chim đã được cho đi bộ qua một cái sân đặc biệt để đo lực mà chúng sử dụng khi lắc lư sang hai bên, lắc từ trước ra sau và lực nâng trọng lượng của con vật. Nghiên cứu về dáng đi đã được thực hiện không chỉ trên chim cánh cụt, mà trên cả phụ nữ có mang và những người gặp khó khăn trong việc di chuyển do tàn tật, do các vấn đề về thần kinh hoặc do béo phì.

Đối với chim cánh cụt, đi bộ sẽ làm hao phí nhiều năng lượng bởi vì chúng có đôi chân ngắn và phải sản sinh lực thật nhanh bằng cơ bắp để chuyển đến đôi chân không mềm dẻo đó. Tuy vậy, chim cánh cụt đã tìm ra một cách cân bằng tối ưu là đi lệch người về hai bên. Chuyển động của chim cánh cụt tương tự như chuyển động của một con lắc. Khi nghiêng người sang mỗi bên, trọng tâm cơ thể của chúng được nâng lên. Nếu không có vận động này, các cơ bắp sẽ phải thực hiện việc đó. Cách di chuyển này đã giúp chúng tiết kiệm được năng lượng.

 

Rodger Kram, một đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Khi bắt tay vào nghiên cứu, chúng tôi đoán sẽ tìm thấy rằng năng lượng mất đi trong quá trình đi bộ của chúng là do cách đi lệch người sang hai bên đã phá vỡ sự trao đổi năng lượng bình thường từ chân này đến chân kia. Nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại, chúng có sự trao đổi năng lượng rất uyển chuyển”. Phần trăm của năng lượng được giữ lại mỗi bước nhấc chân được gọi là tỷ lệ phục hồi. Con người có tỷ lệ phục hồi vào khoảng 65% trong khi tỷ lệ này ở chim cánh cụt đạt tới 80%.

Dựa trên nghiên cứu về khả năng đi bộ của chim cánh cụt, các nhà khoa học hy vọng rằng những thiết bị trợ giúp cho việc đi bộ và áp dụng trong phẫu thuật trên người sẽ được đưa ra một ngày gần đây.

 

Yến Nhi sưu tập, có chỉnh sửa bổ sung.

Nguồn: Vật lý hỏi và đáp - NXB Đại học quốc gia

Tác giả: Nguyễn Hữu Thọ

Tin tức

Advertisement

Biến Số Mới

Độ dịch chuyển góc

10 thg 2, 2023

θ

Sai số dụng cụ

3 thg 2, 2023

Adc

Sai số tuyệt đối của phép đo

3 thg 2, 2023

A

Sai số tỉ đối

3 thg 2, 2023

δA

Sai số tuyệt đối trung bình

3 thg 2, 2023

A¯

Tin tức mới

Hằng Số Mới

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.