: Sóng dọc.-Vật lý 12
Dạng bài: Vật lý 12.Chọn câu trả lời đúng. Sóng dọc . Hướng dẫn chi tiết theo từng bài
Tin tức
Chọn câu trả lời đúng. Sóng dọc:
Công thức liên quan
Định nghĩa sóng cơ - Vật lý 12
Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất.
Có hai loại sóng: sóng ngang và sóng dọc.
vrắn > vlỏng > vkhí , không đổi
Vật lý 12.Định nghĩa sóng cơ. Hướng dẫn chi tiết.
1. Định nghĩa
Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất.
2. Phân loại
Sóng cơ gồm 2 loại chính: sóng ngang và sóng dọc.
+ Sóng ngang là loại sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Sóng ngang chỉ truyền được trên mặt nước và trong chất rắn.
+ Sóng dọc là loại sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc sẽ truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.
Sóng cơ (cả sóng dọc và sóng ngang) không truyền được trong chân không.
3. Một số đại lượng đặc trưng cho sóng cơ
a. Chu kỳ và tần số
+ Chu kì T của sóng là chu kì dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
+ Tần số f là đai lượng đặc trưng cho sóng.
b. Tốc độ truyền sóng
+ Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động của môi trường. Đối với mỗi môi trường, tốc độ truyền sóng v có một giá trị nhất định và không đổi.
+ Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác tốc độ truyền sóng thay đổi, bước sóng thay đổi còn tần số (chu kì, tần số góc) của sóng thì không thay đổi.
+ Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào môi trường: vrắn > vlỏng > vkhí
c. Bước sóng
+ Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì.
+ Bước sóng là quãng đường ngắn nhất giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
d. Năng lượng sóng
Năng lượng sóng là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
4. Lưu ý:
+ Trong sự truyền sóng, pha dao động truyền đi còn các phần tử của môi trường không truyền đi mà chỉ dao động quanh vị trí cân bằng.
+ Tốc độ truyền sóng khác với tốc độ dao động của phần tử.
Biến số liên quan
Tần số dao động của sóng cơ - Vật lý 12
Vật lý 12. Tần số dao động của sóng cơ. Hướng dẫn chi tiết.
Khái niệm:
Tần số dao động của sóng cơ là số dao động toàn phần mà sóng cơ thực hiện được trong 1 s.
Đơn vị tính: Hertz
Vận tốc truyền sóng - Vật lý 12
Vật lý 12. Vận tốc truyền sóng. Hướng dẫn chi tiết.
Khái niệm:
- Vận tốc sóng là vận tốc truyền pha dao động. Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền (tính đàn hồi và mật độ môi trường).
- Vận tốc sóng khác vận tốc dao động của các phần tử vật chất khi sóng truyền qua.
Đơn vị tính:
Các câu hỏi liên quan
Tính tỉ số :
- Trắc nghiệm
- Độ khó: 1
Khi chiếu lần lượt hai bức xạ điện từ có bước sóng và vào một tấm kim loại thì tỉ số động năng ban đầu cực đại của quang electron bứt ra khỏi kim loại là 9. Giới hạn quang điện của kim loại là . Tính tỉ số :
Giới hạn quang điện của kim loại đó là:
- Trắc nghiệm
- Độ khó: 1
Chiếu lần lượt hai bức xạ có bước sóng 400 nm và lên tấm kim loại thấy tốc độ ban đầu cực đại của các electron quang điện có độ lớn gấp đôi nhau. Cho rằng năng lượng mà quang electron hấp thụ một phần dùng để giải phóng nó, phần còn lại hoàn toàn biến thành động năng của nó. Giới hạn quang điện của kim loại đó là:
Năng lượng của chùm photon
- Trắc nghiệm
- Độ khó: 1
Lần lượt chiếu vào catôt có công thoát A của một tế bào quang điện hai chùm phôtôn có năng lượng lần lượt là và 1 thì động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện hơn kém nhau 3 lần thì
Công thoát của electron ra khỏi catôt là
- Trắc nghiệm
- Độ khó: 1
Chiếu bức xạ có bước sóng vào catốt của một tế bào quang điện thì tốc độ ban đầu cực đại của electron là thay bức xạ khác có tần số tốc độ ban đầu cực đại của electron là . Công thoát của electron ra khỏi catôt là
Xác định giá trị k.
- Trắc nghiệm
- Độ khó: 1
Chiếu lần lượt các bức xạ có bước sóng , , vào catốt của tế bào quang điện thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện lần lượt là kW, 2W, W. Xác định giá trị k.