Công thức vật lý 11 chương 2: dòng điện không đổi, bài 9: định luật ohm đối với toàn mạch

Tổng hợp các công thức vật lý 11 chương 2: dòng điện không đổi, bài 9: định luật ohm đối với toàn mạch, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Tin tức

1. Định luật Ohm đối với toàn mạch.

E=I(RN+r)=IRN+Ir

 

Phát biểu: Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.

 

Chú thích:

E: suất điện động của nguồn điện (V)

I: cường độ dòng điện (A)

RN: điện trở tương đương của mạch ngoài (Ω)

r: điện trở trong của nguồn điện (Ω)

Xem thêm định luật ohm đối với toàn mạch.

2. Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín.

I=ERN+r

 

Phát biểu: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.

 

Chú thích: 

I: cường độ dòng điện trong mạch kín (A)

E: suất điện động của nguồn điện (V)

RN: điện trở tương đương của mạch ngoài (Ω)

r: điện trở trong của nguồn điện (Ω)

Xem thêm cường độ dòng điện chạy trong mạch kín.

3. Hiện tượng đoản mạch.

I=Er

 

Phát biểu: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nối hai cực của một nguồn điện chỉ bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ (tức RN0). Khi đoản mạch, dòng điện chạy qua mạch có cường độ lớn và có hại.

 

Chú thích:

I: cường độ dòng điện (A)

E: suất điện động của nguồn điện (V)

r: điện trở trong của nguồn điện (Ω)

 

Hiện tượng đoản mạch: 

Trong đời sống, hiện tượng đoản mạch ở mạch điện thông thường có thể dẫn đến đứt cầu chì, gây cháy nổ và làm hư hỏng các thiết bị điện. Thậm chí, gây nguy hiểm đến con người nếu ở gần, có thể gây bỏng hoặc thiệt hại đến tính mạng (do cường độ dòng điện trong mạch tăng lên quá lớn nên tỏa ra nhiệt lượng rất cao).

 

Biện pháp phòng trách hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch):

- Khi không sử dụng thiết bị điện cần tắt hoàn toàn, an toàn hơn thì hãy rút phích cắm khỏi nguồn điện.

- Sử dụng dây dẫn điện có tiết diện phù hợp với dòng điện. Lắp cầu chì ở mỗi công tắc để ngắt mạch ngay khi cường độ dòng điện qua cầu chì quá lớn.

- Hạn chế các tác nhân ảnh hưởng đến nguồn điện trong gia đình như va đập cơ học, nhiệt độ môi trường cao. Lắp đặt công tắc điện ở vị trí thông thoáng, trách các khu vực ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao như nhà vệ sinh hoặc khu vực bếp nấu nướng.

 

 

Xem thêm hiện tượng đoản mạch.

4. Hiệu suất của nguồn điện.

H=Acó íchA=UNItEIt=UNE=RNRN+r

 

Phát biểu: Công của nguồn điện bằng tổng điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài và ở mạch trong, trong đó điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài là điện năng tiêu thụ có ích. Từ đó, hiệu suất H của nguồn điện được tính bằng tỉ số giữa điện năng tiêu thụ có ích Acó ích và tổng điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài và mạch trong A.

 

Chú thích: 

H: hiệu suất của nguồn điện 

Acó ích: điện năng tiêu thụ có ích (J)

A: tổng điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài và mạch trong (J)

 

Xem thêm hiệu suất của nguồn điện.

5. Hiệu điện thế của mạch ngoài.

UN=I.RN=E-I.r

 

Chú thích:

UN: hiệu điện thế của mạch ngoài (V)

I: cường độ dòng điện (A)

RN: điện trở tương đương của mạch ngoài (Ω)

r: điện trở trong của nguồn (Ω)

E: suất điện động của nguồn (V)

Xem thêm hiệu điện thế của mạch ngoài.

Tin tức

Biến Số Mới

Độ dịch chuyển góc

10 thg 2, 2023

θ

Sai số dụng cụ

3 thg 2, 2023

Adc

Sai số tuyệt đối của phép đo

3 thg 2, 2023

A

Sai số tỉ đối

3 thg 2, 2023

δA

Sai số tuyệt đối trung bình

3 thg 2, 2023

A¯

Tin tức mới

Hằng Số Mới

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Tin tức thú vị