Nhà Vật lý có mặt trên đồng tiền các nước (Phần 2)

Chân dung các nhà Vật lý có mặt trên tiền giấy các nước.

Advertisement

ERNEST RUTHERFORD  (1871 – 1937)

Là nhà Vật lý người New Zealand nghiên cứu lĩnh vực phóng xạ và cấu tạo nguyên tử. Ông được mệnh danh là “cha đẻ” của Vật lý Hạt nhân do đã khám phá ra nguyên tử có điện tích dương tập trung trong hạt nhân rất bé, các khái niệm về chu kỳ bán rã phóng xạ, radon nguyên tố phóng xạ, bức xạ alpha, beta, v. v…

NICOLAUS COPERNICUS (1473 – 1543)

Ông là một trong những nhà khoa học, cụ thể hơn là thiên văn học. Ông là người đầu tiên trình bày quan điểm về thuyết Nhật tâm, mở đầu cho một kỷ nguyên mới về khám phá khoa học nói chung và thiên văn học nói riêng.

MICHAEL FARADAY (1791 – 1867)

Ông là một nhà Hóa học, Vật lý học người Anh. Nhắc đến Faraday không thể nào không nhắc đến Điện và Từ. Nhờ những nghiên cứu của ông, nhân loại bước sang một trang mới cho công nghệ động cơ điện.

ISAAC NEWTON (1643 – 1727)

Là nhà Vật lý học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử với các định luật về chuyển động và định luật vạn vật hấp dẫn. Không chỉ Vật lý, trong Toán học ông cùng với Leibniz đã phát triển phép tính vi phân, tích phân giải quyết các bài toán như tìm diện tích, tìm tiếp tuyến, độ dài đường cong, cực trị của hàm.

GALILEO GALILEI (1564 – 1642)

Galilei là nhà Thiên văn học, Vật lý học, Toán học và Triết học người Ý. Ông được mệnh danh là cha đẻ thiên văn học hiện đại, cha đẻ của Vật lý hiện đại. Cùng với Copernicus, ông “bênh vực” quan điểm thuyết Nhật tâm và điều này từng khiến ông tranh cãi và bị quản thúc tại gia cho tới khi qua đời.

NIKOLA TESLA (1856 – 1943)

Tesla là nhà phát minh, kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí người Mỹ gốc Serbia. Ông từng được làm việc tại công ty Edison và sau đó được biết đến nhiều nhất vì có những đóng góp to lớn để thiết kế ra hệ thống dòng điện xoay chiều cũng cấp dòng điện xoay chiều hiện đại.

BENJAMIN FRANKLIN (1706 - 1790)

Franklin bên cạnh là một chính trị gia, nhà văn, triết gia lỗi lạc, ông còn được biết đến như “Gương mặt điển hình của lịch sử Vật lý”. Cột thu lôi chống sét gắn ở nóc các ngôi nhà trên thế giới là do ông sáng chế từ năm 1752. Ông có mặt trên tờ 100-dollar Mỹ ngày nay. Năm 1976, ông cũng từng có mặt trên tờ 2-dollar.

Bích Phương sưu tập, có chỉnh sửa bổ sung. 
Tham khảo: Vật lý hỏi và đáp - NXB Đại học quốc gia
Tác giả: Nguyễn Hữu Thọ

Tin tức

Advertisement

Biến Số Mới

Độ dịch chuyển góc

10 thg 2, 2023

θ

Sai số dụng cụ

3 thg 2, 2023

Adc

Sai số tuyệt đối của phép đo

3 thg 2, 2023

A

Sai số tỉ đối

3 thg 2, 2023

δA

Sai số tuyệt đối trung bình

3 thg 2, 2023

A¯

Tin tức mới

Hằng Số Mới

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.