Suất điện động
Suất điện động là gì? Vật Lý 11. Hướng dẫn chi tiết.
Tin tức
Công thức:
Nội dung:
Khái niệm:
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.
Đơn vị tính: Volt
Tin tức
Công thức liên quan
Suất điện động của nguồn điện.
Suất điện động của nguồn điện là gì? Công thức tính suất điện động của nguồn điện. Vật Lý 11. Hướng dẫn chi tiết và bài tập áp dụng.
Khái niệm: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện, được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích đó.
Chú thích:
: suất điện động
: công của lực lạ
: độ lớn của điện tích
Điện trở trong của nguồn điện: Nguồn điện cũng là một vật dẫn và cũng có điện trở. Điện trở này được gọi là điện trở trong của nguồn điện.
Ký hiệu:
Công của nguồn điện.
Công của nguồn điện là gì? Công thức tính công của nguồn điện trong dòng điện một chiều. Vật Lý 11. Hướng dẫn chi tiết và bài tập vận dụng.
Phát biểu: Công của nguồn điện bằng điện năng tiêu thụ trong toàn mạch.
Chú thích:
: công của nguồn điện
: suất điện động của nguồn điện
: điện lượng
: cường độ dòng điện
: thời gian (s)
Công suất của nguồn điện.
Công suất của nguồn điện là gì? Công thức tính công suất của nguồn điện. Vật Lý 11. Hướng dẫn chi tiết và bài tập áp dụng.
Phát biểu: Công suất của nguồn điện đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của nguồn điện đó và được xác định bằng công của nguồn điện thực hiện trong một đơn vị thời gian. Công suất này cũng chính bằng công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch.
Chú thích:
: công suất của nguồn điện
: công của nguồn điện
: thời gian
: suất điện động của nguồn
: cường độ dòng điện
Định luật Ohm đối với toàn mạch.
hoặc
Tổng hợp công thức liên quan đến định luật Ohm đối với toàn mạch. Vật Lý 11. Hướng dẫn chi tiết và bài tập vận dụng.
Phát biểu: Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.
Chú thích:
: suất điện động của nguồn điện
: cường độ dòng điện
: điện trở tương đương của mạch ngoài
: điện trở trong của nguồn điện
Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín.
Công thức liên quan đến cường độ dòng điện chạy trong mạch kín là gì? Vật Lý 11. Hướng dẫn chi tiết và bài tập vận dụng.
Phát biểu định luật Ohm đối với toàn mạch: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.
Chú thích:
: cường độ dòng điện trong mạch kín
: suất điện động của nguồn điện
: điện trở tương đương của mạch ngoài
: điện trở trong của nguồn điện
Cường độ dòng điện đạt giá trị lớn nhất khi điện trở mạch ngoài không đáng kể (=0), lúc này . Khi đó ta nói rằng, nguồn điện bị đoản mạch.
Tích của cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch và điện trở của nó được gọi là "độ giảm điện thế" trên đoạn mạch đó. Kết quả các thí nghiệm cho thấy, suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong:
Định luật Ohm đối với toàn mạch hoàn toàn phù hợp với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
Hiện tượng đoản mạch.
Hiện tượng đoản mạch là gì? Công thức của hiện tượng đoản mạch. Vật Lý 11. Hướng dẫn chi tiết và bài tập vận dụng.
Phát biểu: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nối hai cực của một nguồn điện chỉ bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ (tức ). Khi đoản mạch, dòng điện chạy qua mạch có cường độ lớn và có hại.
Chú thích:
: cường độ dòng điện
: suất điện động của nguồn điện
: điện trở trong của nguồn điện
Hiện tượng đoản mạch:
Trong đời sống, hiện tượng đoản mạch ở mạch điện thông thường có thể dẫn đến đứt cầu chì, gây cháy nổ và làm hư hỏng các thiết bị điện. Thậm chí, gây nguy hiểm đến con người nếu ở gần, có thể gây bỏng hoặc thiệt hại đến tính mạng (do cường độ dòng điện trong mạch tăng lên quá lớn nên tỏa ra nhiệt lượng rất cao).
Biện pháp phòng trách hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch):
- Khi không sử dụng thiết bị điện cần tắt hoàn toàn, an toàn hơn thì hãy rút phích cắm khỏi nguồn điện.
- Sử dụng dây dẫn điện có tiết diện phù hợp với dòng điện. Lắp cầu chì ở mỗi công tắc để ngắt mạch ngay khi cường độ dòng điện qua cầu chì quá lớn.
- Hạn chế các tác nhân ảnh hưởng đến nguồn điện trong gia đình như va đập cơ học, nhiệt độ môi trường cao. Lắp đặt công tắc điện ở vị trí thông thoáng, trách các khu vực ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao như nhà vệ sinh hoặc khu vực bếp nấu nướng.
Hiệu điện thế của mạch ngoài.
Công thức tính hiệu điện thế của mạch ngoài. Vật Lý 11. Bài tập vận dụng và hướng dẫn chi tiết.
Chú thích:
: hiệu điện thế của mạch ngoài
: cường độ dòng điện
: điện trở tương đương của mạch ngoài
: điện trở trong của nguồn
: suất điện động của nguồn
Ghép các nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp.
Công thức liên quan đến ghép các nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp. Vật Lý 11. Hướng dẫn chi tiết và bài tập áp dụng.
Phát biểu:
- Suất điện động của bộ nguồn ghép nối tiếp bằng tổng các suất điện động của các nguồn có trong bộ.
- Điện trở trong của bộ nguồn điện ghép nối tiếp bằng tổng các điện trở trong của các nguồn có trong bộ.
Chú thích:
: suất điện động của nguồn điện
: điện trở trong của nguồn điện
Với là số nguồn được ghép nối tiếp trong bộ nguồn.
Ưu điểm và khuyết điểm của ghép nối tiếp:
Ghép nối tiếp lợi về sức điện động nhưng thiệt về nội trở.
Lưu ý thêm:
Trong trường hợp tất cả các pin đang ghép là cùng 1 loại duy nhất. Ta có:
Bên trong viên pin 9V bản chất là 6 viên pin 1,5V được ghép nối tiếp lại với nhau.
Ghép các nguồn điện thành bộ nguồn song song.
Công thức liên quan đến ghép các nguồn điện thành bộ nguồn song song. Vật Lý 11. Hướng dẫn chi tiết và bài tập vận dụng.
Phát biểu: Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm nguồn điện giống nhau được ghép song song với nhau.
- Khi mạch ngoài hở, hiệu điện thế bằng suất điện động của mỗi nguồn và bằng suất điện động của bộ nguồn.
- Điện trở trong của bộ nguồn là điện trở tương đương của điện trở mắc song song.
Chú thích:
: suất điện động của bộ nguồn
: điện trở trong của bộ nguồn
: suất điện động của mỗi nguồn điện thành phần
: điện trở trong của mỗi nguồn điện thành phần
Với là số nguồn giống nhau được ghép song song trong bộ nguồn.
Ưu điểm và khuyết điểm của ghép song song:
Ghép song song lợi về nội trở nhưng thiệt về sức điện động.
Ghép các nguồn điện thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng.
Công thức liên quan đến ghép các bộ nguồn thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng. Vật Lý 11. Bài tập vận dụng và hướng dẫn chi tiết.
Phát biểu: Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng là bộ nguồn gồm dãy ghép song song với nhau, mỗi dãy gồm nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp.
Chú thích:
: suất điện động của bộ nguồn
: điện trở trong của bộ nguồn
: suất điện động của mỗi nguồn điện thành phần
: điện trở trong của mỗi nguồn điện thành phần
Với là số dãy ghép song song và là số nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp trên mỗi dãy.
Ưu điểm và khuyết điểm của ghép các bộ nguồn thành hỗn hợp đối xứng:
Ghép hỗn hợp đối xứng lợi về nội trở lẫn suất điện động nhưng thiệt về chi phí.
Cách ghép hỗn hợp đối xứng trong thực tế.
Cách ghép hỗn hợp đối xứng trong thực tế. Ảnh chụp tại hải đăng Nam Du.
Định luật Ohm cho doạn mạch
Vật lý 11.Đinh luật Ohm cho đoạn mạch. Hướng dẫn chi tiết.
dòng điện trên đoạn AB
hiệu điện thế giữa hai đầu AB
Ta chọn chiều dòng điện A đến B
Nếu dòng điện đi vào cực dương thì ta lấy và ngược lại ta lấy .
Khi tính toán: thì dòng điện đúng chiều ban đầu chọn và ngược lại thì ngược chiều so với chiều đã chọn.
Ứng dụng: Dùng để tính hiệu điện thế giữa hai điểm.
Công thức công suất cực đại khi thay đổi R
với R = r
Vật lý 11. Công thức công suất cực đại khi thay đổi R. Hướng dẫn chi tiết.
Công suất tiêu thụ trên mạch ngoài:
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy:
Vậy
Dấu “=” xảy ra khi
=> Nếu R = r thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là cực đại.