Một xe thí nghiệm chuyển động trên đường thẳng. Độ dịch chuyển của nó theo thời gian được thể hiện trong bảng 1. Tìm vận tốc trung bình của xe.
Dạng bài: Vật lý 10. Một xe thí nghiệm chuyển động trên đường thẳng. Độ dịch chuyển của nó theo thời gian được thể hiện trong bảng 1. Hướng dẫn chi tiết.
Tin tức
Một xe thí nghiệm chuyển động trên đường thẳng. Độ dịch chuyển của nó theo thời gian được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1
t (s) | 0 | 1,0 | 2,0 | 3,0 | 4,0 | 5,0 |
d (m) | 0 | 2,3 | 9,2 | 20,7 | 36,8 | 57,5 |
Tìm vận tốc trung bình của xe:
a) Trong 1 giây đầu tiên.
b) Trong 3 giây cuối.
c) Trong toàn bộ thời gian quan sát.
Công thức liên quan
Vận tốc trung bình
Vật lý 10. Vận tốc trung bình trong chuyển động thẳng. Hướng dẫn chi tiết.
a/Định nghĩa:
Vận tốc trung bình là thương số giữa độ dời (độ dịch chuyển) vật di chuyển được và thời gian di chuyển hết độ đời đó.
b/Công thức
Chú thích:
: vận tốc trung bình của vật (m/s).
: độ dời của vật (m).
: độ dịch chuyển của vật (m)
: thời gian chuyển động của vật (s).
: tọa độ của vật ở vị trí 1 và 2 (m)
: thời điểm 1 và 2 trong chuyển động của vật (s)
Lưu ý
+ Vận tốc trung bình có thể âm hoặc dương tùy theo cách chọn chiều dương. Khi chọn chiều dương cùng chiều chuyển động vận tốc trung bình mang giá trị dương. Ngược lại, khi chọn chiều dương ngược chiều chuyển động vận tốc trung bình mang giá trị âm.
+ Vận tốc trung bình qua hai tọa độ có độ lớn giống nhau trong mọi hệ quy chiếu.
+ Một vật đi A đến B rồi từ B về A thì vận tốc trung bình trên cả quá trình bằng không dù đi trên đoạn đường với vận tốc khác nhau. Lúc này vận tốc trung bình không thể hiện được mức độ nhanh chậm của chuyển động.
Biến số liên quan
Tọa độ trong chuyển động thẳng - Vật lý 10
Vật lý 10. Tọa độ là gì? Cách xác định tọa độ của một vật trong chuyển động. Hướng dẫn chi tiết.
Khái niệm:
Tọa độ là một tập hợp được sắp các con số nhằm xác định vị trí của một vật trong không gian, một phần tử trong hệ thống. Toạ độ được sử dụng trong vật lý và toán học.
Trong vật lý tọa độ thường được kí hiệu là .
Ngoài ra, để dễ quản lý, người ta còn đánh dấu tọa độ theo từ trạng thái.
Ví dụ:
: tọa độ đầu tiên của vật.
: tọa độ tại vị trí thứ 1.
: tọa độ tại vị trí thứ 2.
Đơn vị tính: mét (m)
Độ dời trong chuyển động thẳng (độ dịch chuyển) - Vật lý 10
Vật lý 10.Độ dời là gì? Hướng dẫn chi tiết.
Khái niệm:
Độ dời trong chuyển động thẳng là hiệu số giữa hai tọa độ.
Độ dời có thể âm, có thể dương, cũng có thể bằng không tùy thuộc vào từng trường hợp.
Đơn vị tính: mét (m)
Vận tốc trung bình - Vật lý 10
Vật lý 10.Vận tốc trung bình là gì? Hướng dẫn chi tiết.
Khái niệm:
Vận tốc trung bình được hiểu là thương số giữa độ dời mà vật đi được và khoảng thời gian vật thực hiện độ dời đó.
Đơn vị tính: hoặc .
Thời gian - Vật lý 10
Vật lý 10. Thời gian của chuyển động. Hướng dẫ chi tiết.
Khái niệm:
Thời gian t là thời gian vật tham gia chuyển động từ vị trí này đến vị trí khác theo phương chuyển động của vật.
Đơn vị tính: giây (s), phút (min), giờ (h).
Độ biến thiên thời gian - Vật lý 10
Vật lý 10. Độ biến thiên thời gian. Hướng dẫn chi tiết.
Khái niệm:
Độ biến thiên thời gian là hiệu số giữa hai thời điểm và .
Đơn vị tính: giây (s), phút (min), giờ (h).
Tọa độ ban đầu trong chuyển động thẳng - Vật lý 10
Vật lý 10. Tọa độ ban đầu là gì? Cách xác định tọa độ của một vật trong chuyển động. Hướng dẫn chi tiết.
Khái niệm:
là tọa độ ban đầu của vật tại thời điểm ban đầu (t = 0).
Đơn vị tính: mét ()
Các câu hỏi liên quan
Một diễn viên xiếc đang leo lên một sợi dây được treo thẳng đứng từ trần nhà cao. Khối lượng của diễn viên là 55 kg. Tính độ cứng của sợi dây.
- Tự luận
- Độ khó: 0
Một diễn viên xiếc đang leo lên một sợi dây được treo thẳng đứng từ trần nhà cao. Sợi dây co giãn tuân theo định luật Hooke và có khối lượng không đáng kể. Chiều dài tự nhiên của dây là 5 m, khi diễn viên leo lên, nó dài 5,7 m. Khối lượng của diễn viên là 55 kg. Lấy g = 10 m/. Tính độ cứng của sợi dây.
Một lò xo có độ cứng k = 400 N/m một đầu gắn cố định. Tác dụng một lực vào đầu còn lại của lò xo và kéo đều theo phương dọc trục lò xo. Tính công của lò xo.
- Tự luận
- Độ khó: 0
Một lò xo có độ cứng k = 400 N/m một đầu gắn cố định. Tác dụng một lực vào đầu còn lại của lò xo và kéo đều theo phương dọc trục lò xo đến khi lò xo bị dãn 10,0 cm. Biết lò xo không bị quá giới hạn đàn hồi. Tính công của lực kéo.
Cho hệ vật như hình 5.1. Ban đầu hai vật được giữ sao cho lò xo bị nén một đoạn 10,0 cm (lò xo nhẹ và không gắn vào vật) sau đó đốt sợi dây nối hai vật. Tính tốc độ của m2.
- Tự luận
- Độ khó: 0
Cho hệ vật như hình 5.1. Ban đầu hai vật được giữ sao cho lò xo bị nén một đoạn 10,0 cm (lò xo nhẹ và không gắn vào vật) sau đó đốt sợi dây nối hai vật. Biết độ cứng của lò xo k = 45,0 Nm; = 0,50 kg; = 1,50 kg. Bỏ qua lực ma sát và lực cản của không khí tác dụng lên các vật.
a) Tính gia tốc của mỗi vật ngay sau khi sợi dây đứt.
b) Biết rằng khi hai vật rời nhau thì chuyển động với tốc độ là 3,00 m/s. Tính tốc độ của .
Cho các dụng cụ sau: Giá thí nghiệm, lò xo, vật có móc treo, một vật X. Hãy trình bày một phương án thí nghiệm để tìm trọng lượng của vật X.
- Tự luận
- Độ khó: 0
Cho các dụng cụ sau:
- Giá thí nghiệm đã gắn thước đo độ dài: 1 cái.
- Lò xo chưa biết độ cứng: 1 cái.
- Vật có móc treo đã biết trọng lượng là : 1 quả.
- Một vật X có móc treo cân xác định trọng lượng .
Hãy trình bày một phương án thí nghiệm để tìm trọng lượng của vật X.
Cho các dụng cụ sau: lực kế, thước đo độ dài, lò xo cần xác định độ cứng. Hãy trình bày một phương án thí nghiệm để đo độ cứng của lò xo đã cho.
- Tự luận
- Độ khó: 0
Cho các dụng cụ sau:
- Lực kế: 1 cái.
- Thước đo độ dài: 1 cái.
- Lò xo cần xác định độ cứng: 1 cái.
Hãy trình bày một phương án thí nghiệm để đo độ cứng của lò xo đã cho.