Quãng đường AB dài bao nhiêu?
Dạng bài: Vật lý 10. Hai người đi bộ cùng lúc tại vị trí A. Người thứ hai đến B sớm hơn người thứ nhất 5,5 phút. Quãng đường AB dài bao nhiêu? Hướng dẫn chi tiết.
Tin tức
Hai người đi bộ theo một chiều trên một đường thẳng AB, xuất phát cùng lúc tại vị trí A, với vận tốc lần lượt là và người thứ hai đến B sớm hơn người thứ nhất 5,5 phút. Quãng đường AB dài bao nhiêu?
Công thức liên quan
Công thức xác định quãng đường của vật trong chuyển động thẳng
Vât lý 10. Công thức xác định quãng đường của vật trong chuyển động thẳng. Hướng dẫn chi tiết.
Quãng đường
a/Định nghĩa
Quãng đường S là tổng độ dịch chuyển mà vật đã thực hiện được mang giá trị dương.
Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường mang tính tích lũy, nó có thể khác với độ dời . Ví dụ, khi vật đi theo chiều âm tọa độ của vật giảm dần dẫn tới độ dời mang giá trị âm để tìm quãng đường ta lấy trị tuyệt đối của độ dời.
Đối với vật chuyển động thẳng theo chiều dương đã chọn thì quãng đường chính là độ dời.
Trong thực tế khi làm bài tập, người ta thường chọn (vật xuất phát ngay tại gốc tọa độ). Chiều dương là chiều chuyển động nên thường có (quãng đường đi được bằng đúng tọa độ lúc sau của vật).
b/Công thức:
Chú thích:
: là quãng đường (m).
: là tọa độ của vật ở thời điểm đầu và sau (m).
v: vận tốc của chuyển động (m/s)
: thời gian chuyển động (s)
c/Lưu ý:
Trong trường hợp xe đi nhiều quãng đường nhỏ với tốc độ khác nhau. Thì quãng đường mà xe đã chuyển động được chính là bằng tổng những quãng đường nhỏ đó cộng lại với nhau.
Biến số liên quan
Tọa độ trong chuyển động thẳng - Vật lý 10
Vật lý 10. Tọa độ là gì? Cách xác định tọa độ của một vật trong chuyển động. Hướng dẫn chi tiết.
Khái niệm:
Tọa độ là một tập hợp được sắp các con số nhằm xác định vị trí của một vật trong không gian, một phần tử trong hệ thống. Toạ độ được sử dụng trong vật lý và toán học.
Trong vật lý tọa độ thường được kí hiệu là .
Ngoài ra, để dễ quản lý, người ta còn đánh dấu tọa độ theo từ trạng thái.
Ví dụ:
: tọa độ đầu tiên của vật.
: tọa độ tại vị trí thứ 1.
: tọa độ tại vị trí thứ 2.
Đơn vị tính: mét (m)
Quãng đường - Vật lý 10
Vật lý 10.Quãng đường S là tổng độ dịch chuyển mà vật đã thực hiện được. Hướng dẫn chi tiết.
Khái niệm:
Quãng đường S là tổng độ dịch chuyển mà vật đã thực hiện được.
Quãng đường mang tính tích lũy, nó có thể khác với độ dời. Khi vật chuyển động thẳng theo chiều dương của trục tọa độ thì quãng đường chính là độ dời.
Đơn vị tính: mét ().
Thời gian - Vật lý 10
Vật lý 10. Thời gian của chuyển động. Hướng dẫ chi tiết.
Khái niệm:
Thời gian t là thời gian vật tham gia chuyển động từ vị trí này đến vị trí khác theo phương chuyển động của vật.
Đơn vị tính: giây (s), phút (min), giờ (h).
Tọa độ ban đầu trong chuyển động thẳng - Vật lý 10
Vật lý 10. Tọa độ ban đầu là gì? Cách xác định tọa độ của một vật trong chuyển động. Hướng dẫn chi tiết.
Khái niệm:
là tọa độ ban đầu của vật tại thời điểm ban đầu (t = 0).
Đơn vị tính: mét ()
Vận tốc của chuyển động - Vật lý 10
Vật lý 10. Vận tốc của chuyển động. Hướng dẫn chi tiết.
Đơn vị tính:
Các câu hỏi liên quan
Hai xe A và B cách nhau 120 km và chuyển động ngược chiều nhau. Xe A có tốc độ 20 km/h, xe B có tốc độ 10 km/h. Viết phương trình chuyển động của 2 xe.
- Tự luận
- Độ khó: 0
Hai xe A và B cách nhau 120 km và chuyển động ngược chiều nhau. Xe A có tốc độ 20 km/h, xe B có tốc độ 10 km/h cùng khởi hành lúc 6 giờ. Chọn gốc tọa độ tại A và chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc 6 giờ.
a) Viết phương trình chuyển động của 2 xe.
b) Tìm quãng đường hai xe đi được lúc 6 giờ 30 phút.
c) Tìm vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
Hai xe A và B cách nhau 112 km và chuyển động ngược chiều vào nhau. Xe thứ nhất có tốc độ là 36 km/h, xe thứ hai có tốc độ 20 km/h. Viết phương trình chuyển động của hai xe.
- Tự luận
- Độ khó: 0
Hai xe A và B cách nhau 112 km và chuyển động ngược chiều vào nhau. Xe thứ nhất có tốc độ là 36 km/h, xe thứ hai có tốc độ là 20 km/h, cùng khởi hành lúc 7 giờ. Chọn gốc tọa độ tại A và chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc 7 giờ.
a) Viết phương trình chuyển động của hai xe.
b) Tìm vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
c) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe.
Hình 4.3 mô tả đồ thị toạ độ - thời gian của hai chiếc xe trong cùng một khoảng thời gian. Xe nào có vận tốc tức thời lớn hơn? Tại sao?
- Tự luận
- Độ khó: 0
Hình 4.3 mô tả đồ thị tọa độ - thời gian của hai chiếc xe trong cùng một khoảng thời gian.
a) Xe nào có vận tốc tức thời lớn hơn? Tại sao?
b) Xe nào có tốc độ tức thời lớn hơn? Tại sao?
Trên đoạn đường thẳng có các vị trí A là nhà của bạn Nhật, B là trạm xe buýt, C là nhà hàng và D là trường học. Hãy xác định độ dịch chuyển của bạn Nhật trong các trường hợp.
- Tự luận
- Độ khó: 0
Trên đoạn đường thẳng có các vị trí A là nhà của bạn Nhật, B là trạm xe buýt, C là nhà hàng và D là trường học (Hình 4.4). Hãy xác định độ dịch chuyển của bạn Nhật trong các trường hợp:
a) Bạn Nhật đi từ nhà đến trạm xe buýt.
b) Bạn Nhật đi từ nhà đến trạm trường học.
c) Bạn Nhật đi từ trường học đến trạm xe buýt.
Hình 4.5 mô tả đồ thị toạ độ - thời gian của hai xe. Hãy nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe.
- Tự luận
- Độ khó: 0
Hình 4.5 mô tả đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe. Hãy nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe.